Sương mù quang hóa hoành hành tại Hà Nội. (Ảnh: Đời sống pháp luật)
Ở khu vực Đông Nam Á, biểu hiện sương mù quang hóa có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây do cháy rừng và hoạt động đốt nương rẫy theo mùa vụ từ một số nước trong khu vực như Indonesia; ô nhiễm theo hướng gió Tây Nam từ Indonesia lan rất nhanh và gây ảnh hưởng đáng kể đến nhiều quốc gia láng giềng như Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và phía Nam Việt Nam. Riêng đối với Việt Nam, hiện tượng sương mù quang hóa xuất hiện dạo gần đây thường diễn ra vào những tháng nắng nóng mùa hè. Các giai đoạn xảy ra nghịch nhiệt cũng tạo điều kiện cho sương mù quang hóa xuất hiện rõ nét tại các đô thị lớn.
Kết quả đánh giá chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng không khí giai đoạn 2011-2015 cho thấy, tại các đô thị lớn, số ngày có thông số ô nhiễm ở mức kém và xấu chiếm tỷ lệ khá lớn. Điển hình như tại đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm, Hà Nội), số ngày trong năm 2014 có thông số ô nhiễm ở mức kém chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số ngày quan trắc trong năm. Thậm chí, có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu và nguy hại.
Kết luận cho thấy, bụi và khí thải từ hoạt động giao thông đô thị vẫn là nguồn ô nhiễm chính. Báo cáo cũng đánh giá, một phần nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm sương mù quang hóa là do vấn đề ô nhiễm xuyên biên giới.
Bụi và khí thải từ hoạt động giao thông đô thị vẫn là nguồn ô nhiễm chính, gây nên hiện tượng sương mù quang hóa. (Ảnh: Vietnamplus)
Giải pháp phòng chống mù quang hóa nơi bạn sống
Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh từ sương mù quang hóa, bạn cần:
- Luôn đeo khẩu trang bảo vệ khi đi ra bên ngoài. Chú ý chọn khẩu trang giấy hai lớp N95 – loại được khuyên dùng vì có thể che kín khuôn mặt, đồng thời có tác dụng lọc 95% khói bụi trong không khí.
- Không tập thể dục ở khu vực bị ô nhiễm không khí nặng, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi tính vận động cao như đạp xe, chạy bộ.
Luôn đeo khẩu trang bảo vệ khi đi ra bên ngoài, bạn cần chú ý chọn khẩu trang giấy hai lớp N95 để bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
- Thời điểm ô nhiễm không khí ở mức cao nhất là vào trời nóng, do đó bạn cần hạn chế đi ra ngoài vào thời điểm này. Nên chuyển các hoạt động ngoài trời vào sáng sớm hoặc chiều tà.
- Nếu phải đỗ xe ô tô trên đường hãy sử dụng điều hòa để lấy khí trong, thay vì mở cửa để khí bên ngoài lọt vào, sẽ giúp hạn chế ô nhiễm không khí trong xe.
- Nếu đang ở khu vực không có sẵn các phương tiện để ngăn chặn ô nhiễm không khí thì bạn có thể sử dụng khăn che miệng và mũi để lọc bớt phần khí độc hại mà mình hít phải.
- Trồng thêm nhiều cây xanh xung quanh nhà ở, trên đường đi sẽ giúp làm sạch không khí, lọc sạch khí bụi.
- Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như rau, trái cây để bảo vệ cơ thể tránh sự hình thành các gốc tự do từ không khí ô nhiễm.
(Tổng hợp)
EmoticonEmoticon