Nên chọn loại đũa nào để sử dụng?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đũa với nhiều ưu điểm, nhược điểm mà bạn nên cân nhắc trước khi mua.
(Ảnh: Internet)
- Đũa nhựa: Đũa nhựa thường được làm từ melamine và nhựa ABS. Theo các chuyên gia, nhựa melamine khi mới mua về trông rất bóng, láng, dễ rửa sạch nhưng một thời gian sử dụng, đũa sẽ bị biến dạng, bong tróc, sần sùi và một lượng kha khá nhựa sẽ theo thức ăn vào cơ thể chúng ta. Nếu dùng đũa này để nấu ăn, ở nhiệt độ cao, đũa sẽ bị biến dạng, sinh ra bột nhựa gây hại cho sức khỏe mà khi hít, nuốt phải hoặc hấp thụ qua da lâu ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư, gây vô sinh. Còn đối với đũa từ nhựa ABS (nhựa poly), cũng không nên dùng để nấu thức ăn hay khuấy cồn, rượu, giấm, dù nhựa ABS ít tan trong nước nhưng cũng không tốt cho sức khỏe.
(Ảnh: Internet)
- Đũa kim loại: Đũa này tuy bền, đẹp nhưng nhược điểm là tính dẫn nhiệt cao, dễ khiến người dùng bị bỏng miệng, lưỡi nếu dùng để nấu ăn hay gắp thức ăn nóng.
(Ảnh: Internet)
- Đũa gỗ: Ngày nay để đũa bắt mắt và hấp dẫn người mua, nhà sản xuất thường sơn phết một lớp sơn hoặc hoa văn lên đũa. Điều này không tốt cho sức khỏe bởi trong sơn luôn có chứa kim loại nặng là chì và benzene, những dung môi khác. Những hóa chất này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng, thậm chí có thể gây ung thư.
(Ảnh: Internet)
- Đũa tự nhiên: Đây là loại đũa được các chuyên gia khuyến khích sử dụng, cụ thể là đũa được làm từ gỗ tre già, dừa già, gỗ mun được vót láng.
(Ảnh: Internet)
Sử dụng và bảo quản đũa thế nào là an toàn cho sức khỏe?
- Đầu tiên khi mới mua đũa về, việc cần thiết phải làm là rửa thật sạch, trụng đũa qua nước sôi, sau đó phơi nắng thật ráo rồi mới được sử dụng. Bởi trong quá trình sản xuất, vận chuyển, đũa đã có thể bị nhiễm khuẩn, virus hay chất hóa học nào đó.
- Sau khi dùng đũa để gắp thức ăn, nên rửa sạch bằng xà phòng, rửa lại 3 lần bằng nước sạch bởi nếu để xà phòng còn bám lại trên đũa, chúng sẽ theo thức ăn thâm nhập vào cơ thể bạn. Đũa rửa xong phải được phơi nắng cho khô ráo, tránh để ẩm dễ bị mốc, mối mọt, gây ngộ độc thực phẩm, nhẹ thì đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ói mửa, nặng hơn sẽ trụy tim mạch dẫn đến tử vong. Đặc biệt, khi rửa đũa, bạn không nên mạnh tay chà xát như thói quen từ trước đến nay vẫn làm (được cho là sẽ sạch đũa). Tuy nhiên, đây là cách khiến lớp sơn bảo vệ đũa bị mất đi, từ đó tạo ra rãnh nhỏ là nơi trú ẩn cho vi sinh vật.
- Ngoài ra, hàng tuần bạn nên trụng, luộc đũa trong nước sôi khoảng 30 phút, sau đó phơi khô ráo rồi mới cất. Đó là cách loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
Đũa có hạn sử dụng không?
- Không như chúng ta nghĩ, đũa cũng có hạn sử dụng và đó là trong khoảng thời gian 3 đến 6 tháng, hoặc bất cứ khi nào bạn nhận thấy đũa bị thay đổi màu sắc so với ban đầu, thấy có những dấu chấm đen, mốc trên đũa tre, đũa gỗ dù chưa đến 3 tháng.
- Nếu bạn tiếc rẻ mà không vứt đũa đi khi đã hết hạn sử dụng hoặc khi có dấu hiệu hỏng hóc, đó là bạn đã làm hại sức khỏe người thân. Bởi đũa dùng lâu dễ sinh ra nấm mốc, gây ngộ độc thực phẩm như đã nói ở trên, hoặc nặng hơn là bị ung thư do trong đũa mốc sẽ sinh ra chất aflatoxin gây ung thư gan.
- Một yếu tố khác để bạn vứt đũa khi đã đến hạn đó là khi đũa được dùng quá lâu, nước sẽ tích trữ trong đũa nhiều lên. Và đó là nơi lý tưởng để các vi khuẫn như vi khuẩn tụ cầu vàng, E.coli sinh sôi và phát triển. Bạn có thể ngửi thử đũa, nếu phát hiện mùi chua nghĩa là đũa đã đến lúc phải bỏ đi.
(Nguồn: Tổng hợp)
EmoticonEmoticon