Dầu dừa là sản phẩm có mặt khá lâu đời trong sinh hoạt của con người, nhất là cư dân ở khu vực nhiều dừa như Nam và Đông Nam Á, Thái Bình Dương và Trung Mỹ. Dầu dừa cũng là một sản phẩm thăng trầm theo tiến bộ khoa học, nhưng là một sự trở lại ngoạn mục nhất, từ chỗ bị quy kết là có hại cho sức khỏe trở thành một thương phẩm quý và đắt tiền về cả mặt dinh dưỡng, thẩm mỹ.
Tuy sử dụng thường xuyên nhưng ít ai biết được dầu dừa có đến 11 loại khác nhau về chất lượng, tính chất và quy trình chiết xuất. Với thông tin này, bạn có thể chọn mua loại dầu dừa tốt nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng cho bản thân.
Dầu dừa nguyên chất
Loại dầu dừa này chia làm 2 loại: nguyên chất tự nhiên (pure-natural) và nguyên chất tinh chế (pure-refined). Dầu dừa nguyên chất tự nhiên trong quá trình chiết xuất ra dầu không thêm bất hóa chất không cần thiết nào nên không lẫn tạp, còn loại còn lại để đạt tiêu chuẩn tinh chế có thể sử dụng thêm chất khác trong mức cho phép.
(Ảnh: extravirgincoconutoil)
Dầu dừa thô dạng crude
Dầu được chiết xuất bằng các phương pháp ép lạnh (cold pressed) hoặc máy ép (expeller) từ loại cơm dừa chất lượng kém, cơm dừa còn dính lại trên lớp vỏ màu nâu. Hầu hết dầu dừa này ép ra đều có màu nâu đậm do quá trình xử lý ở nhiệt độ không kiểm soát nên thành phần đường bị cháy. Dầu này chưa được xem là thực phẩm do nguyên liệu đầu vào có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm kim loại nặng vì vậy phải qua quá trình xử lý tinh luyện thì mới có thể đem sử dụng được.
Dầu dừa thô dạng raw
Dầu chiết xuất bằng nhiệt dưới 32 độ C (96 độ F) với quy trình sản xuất hoàn toàn tự nhiên. Nó không bị ảnh hưởng bởi bất kì chất hóa học nào và giữ lại gần như nguyên vẹn hương thơm, chất dinh dưỡng và enzyme ngay cả nhiệt độ cao trong suốt quá trình chiết xuất. Điểm trừ duy nhất của dầu dừa nguyên chất là giá thành khá cao so với những loại dầu khác.
Dầu dừa 76, 90, 102
Con số đằng sau chính là nhiệt độ tan chảy của dầu dừa sau khi được thủy phân ở các mức nhiệt độ khác nhau (76 độ F = 25 độ C, 90 độ F = 32 độ C và 102 độ F = 39 độ C).
Dầu dừa tinh khiết và cực kỳ tinh khiết
Đây là hai loại dầu được đánh giá cao cấp nhất, được sản xuất bằng quy trình công nghiệp hiện đại và là sản phẩm không những có giá trị dinh dưỡng mà còn là mỹ phẩm tốt nhất. Dầu này được chiết xuất từ cơm dừa tươi không lẫn cùi dừa qua quy trình ướt (wet-process), không tinh luyện, bằng phương thức cơ học. Dầu tinh khiết có rất ít thành phần axit gốc tự do, bảo quản được lâu, giữ được hương vị tự nhiên lâu dài, độ lắng thấp, dầu tinh nhưng không nhờn. Nói tóm lại, dầu dừa tinh khiết là một dạng chế xuất đặc biệt của dầu tự nhiên.
Dầu dừa tinh luyện
Dầu tinh luyện là đã qua quá trình tinh luyện, chế biến như để làm tẩy mùi, tẩy màu hay giảm độ đông của dầu. Tinh luyện dầu có nhiều hình thức, ví dụ dầu dừa RBC tức là đã qua tinh luyện (refined) loại bỏ các chất béo gốc tự do, tẩy (bleached) màu và khử mùi (deodorized) hoặc làm giảm độ đông.
(Ảnh: Internet)
Dầu dừa hữu cơ
Khi được dán nhãn dầu hữu cơ, có nghĩa là sản phẩm được làm ra từ các cây dừa trồng tự nhiên mà không có can thiệp gì về mặt hóa học như phân bón, thuốc trừ sâu.
Dầu dừa tự nhiên
Trên thực tế, không có chuẩn quốc tế nào để gọi dầu dừa tự nhiên cả, nó không phải là thuật ngữ dùng trong thương mại. Do vậy các nhà sản xuất dùng chữ tự nhiên ở đây là bao gồm cả tinh luyện (refined), tẩy màu (bleached) và khử mùi (deodorized). Trong khi đó, người dùng lại hiểu tự nhiên là sản phẩm sản xuất không qua tinh luyện và qua chế xuất tối thiểu. Ở các nước đang phát triển, dầu dừa tự nhiên được hiểu chung là dầu dừa chiết xuất từ cơm dừa tươi hoặc khô chứ không sử dụng cả cùi dừa.
Dầu dừa ép lạnh
Dầu được chiết xuất từ cơm dừa nạo để khô, qua xử lý nhiệt rất thấp. Loại này có mùi dừa nặng và có thể chứa xác nhỏ cơm dừa. Nó cũng được xếp vào loại dầu thô. Loại này không sử dụng dung môi hoặc hóa chất để chiết xuất dầu.
Dầu dừa phân đoạn
Dầu dừa phân đoạn được chế biến bằng cách loại bỏ tất cả các mạch axit béo dài và chỉ để lại duy nhất mạch axít béo vừa có lợi cho sức khỏe. Do được chế biến theo phương pháp này nên dầu dừa phân đoạn chứa nồng độ axit capric và axit caprylic cao, cung cấp cho dầu dừa một lượng đáng ngạc nhiên về các đặc tính chống oxy hóa và khử trùng. Dầu dừa phân đoạn có hạn sử dụng lâu hơn và ổn định hơn so với hầu hết các loại dầu dừa khác. Đồng thời, giá cả của nó cũng cao hơn do trải qua nhiều quy trình chế biến.
(Nguồn: extravirgincoconutoil)
EmoticonEmoticon