Kể từ khi bắt đầu có kinh nguyệt và chưa bước sang thời kì mãn kinh, cuộc đời của người phụ nữ là những chu kì kinh nguyệt nối tiếp nhau. Do đặc điểm cơ thể mà chu kì kinh nguyệt của mỗi người lại có thể có những đặc điểm khác nhau, cả về thời gian lẫn biểu hiện. Tuy nhiên, cho dù khác nhau như thế nào thì hầu hết chị em đều có những thay đổi của cơ thể xuyên suốt những ngày này.
Thay đổi của cơ thể trong chu kì kinh nguyệt
Trung bình, chu kì kinh nguyệt của người phụ nữ là 28 ngày, ngày rụng trứng rơi vào khoảng ngày thứ 14 giữa chu kì. Cũng có những người có chu kì dài hoặc ngắn hơn nên ngày rụng trứng cũng khác đi. Mặc dù vậy, chu kì kinh nguyệt của chị em vẫn đều trải qua các giai đoạn: Trong ngày "đèn đỏ", sau ngày "đèn đỏ", ngày rụng trứng và trước ngày "đèn đỏ".
Trong ngày "đèn đỏ"
Trong những ngày đầu của chu kì (tức là những ngày có kinh nguyệt), cả nồng độ estrogen và progesterone đều ở mức thấp nhất. Do cơ địa mỗi người khác nhau nên trong những ngày này, có người cảm thấy mệt mỏi, không muốn làm việc, có người không.
Các bài tập cardio nhẹ, bơi và tập yoga có thể là lựa chọn tốt cho bạn để vận động. Bên cạnh đó, bạn nên uống thêm nước mỗi ngày để tránh tình trạng choáng váng, nhất là trong những lúc đứng lên, ngồi xuống.
Sau ngày "đèn đỏ"
Nồng độ estrogen và progesterone của bạn sẽ bắt đầu tăng lên chậm. Đây được coi là những ngày mà bạn cảm thấy khỏe mạnh vô cùng và sẵn sàng cho các bài tập cường độ cao.
Ngày rụng trứng
Lượng estrogen ở đỉnh cao và ham muốn tình dục cũng tăng cao hơn nên là thời điểm dễ thụ thai nhất. Trong những ngày này bạn có thể tập những động tác nhẹ nhàng, nhưng tránh tập quá lâu để không mệt thêm.
Trước ngày "đèn đỏ"
Tại thời điểm này của tháng, cơ thể của bạn chuẩn bị cho chu kì mới nên có một sự đột biến trong progestorone, có thể kèm theo các triệu chứng tiền kinh nguyệt như chuột rút, đau vú, nhiệt độ cơ thể tăng và chướng bụng... Bạn nên tập thể dục để các triệu chứng này dễ chịu hơn.
EmoticonEmoticon