Viêm mũi, viêm xoang là những căn bệnh rất khó chịu, gây mệt mỏi, và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm phế quản mãn tính, viêm họng mạn hay viêm dây thần kinh thị giác... Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm mũi, viêm xoang: chủ yếu do sự thay đổi thất thường của khí hậu, môi trường, điều kiện sống, sinh hoạt, sự mẫn cảm của cơ thể. Hơn nữa, với những nữ nhân viên văn phòng, đặc thù công việc phải sử dụng máy lạnh ở nhiệt độ thấp trong thời gian dài sẽ dễ bị viêm mũi, xoang.
Bệnh đường hô hấp diễn biến thường khó lường nên cần phải có sự phòng ngừa, và điều trị đúng để không gặp phải những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang, viêm mũi lúc giao mùa cho chị em văn phòng:
Đeo khẩu trang khi ra đường
Bụi khói xe ngày càng nhiều, không khí ô nhiễm, mưa nắng thất thường khiến con người dễ bị viêm đường hô hấp, nhất là viêm mũi, viêm xoang. Trên thực tế, đeo khẩu trang thường xuyên khi ra đường không chỉ ngăn hệ hô hấp tiếp xúc với bụi bẩn mà nó còn ngăn không khí hanh khô xộc thẳng vào mũi, giúp mũi luôn được giữ ẩm, ấm và không bị bụi bẩn làm dị ứng.
Nước muối sinh lý: Vật bất ly thân
Nhỏ nước muối sinh lý đều đặn là một cách rất đơn giản nhưng mang lại kết quả tuyệt vời khi chăm sóc và làm sạch mũi. Tập thói quen vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước biển sâu giàu khoáng chất như đồng, kẽm sẽ giúp mũi loại bỏ bụi bẩn và tăng thêm sức đề kháng với thời tiết thất thường.
Giữ ấm vùng mũi và vệ sinh mũi họng hàng ngày
Làm ấm vùng mũi mỗi khi tỉnh dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa tập thở ra hít vào chừng vài phút. Nếu trời chuyển lạnh phải luôn luôn giữ ấm, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.
Vệ sinh họng, miệng hàng ngày trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ hạn chế bị viêm xoang cũng như bệnh viêm xoang tái phát, bởi hệ thống xoang và các bộ phận đường hô hấp trên liên thông với nhau.
Tập thể dục, ăn uống đủ chất
Cơ thể có sức đề kháng kém, không đủ sức chống lại vi khuẩn cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, ngạt mũi. Đặc thù công việc khiến chị em phụ nữ ít có điều kiện vận động, ngồi nhiều và làm việc liên tục trên máy tính, ăn uống thất thường khiến sức đề kháng giảm sút. Vì vậy, ngoài giờ làm, chúng ta có thể chọn một môn thể thao phù hợp để luyện tập. Mỗi ngày chỉ cần 30 phút tập luyện, cộng với chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước sẽ giúp cơ thể có thêm nhiều năng lượng, năng động và khỏe mạnh hơn.
Lắng nghe cơ thể, khám và điều trị kịp thời
Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu của bệnh viêm mũi, viêm xoang, bạn cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời đúng và đúng cách. Nếu được điều trị đúng bệnh sẽ được cải thiện sớm và hiệu quả, không nên tự ý mua thuốc sẽ khiến tình trạng bệnh năng thêm hoặc tình trạng viêm nhiễm sẽ dễ tái phát.
Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, việc điều trị cần kịp thời và đúng cách. Cả Tây y và Đông y đều điều trị bệnh trên nền tảng giải phóng các yếu tố gây viêm mũi, viêm xoang ra bên ngoài. Muốn điều trị viêm mũi, xoang hiệu quả và triệt để cần có sự kết hợp giữa Đông và Tây y đúng với từng giai đoạn bệnh khác nhau. Theo đó:
- Người bệnh viêm mũi, xoang ở giai đoạn cấp tính (đau nhức dữ dội, chảy dịch màu xanh vàng hôi tanh, sốt) có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với thuốc thảo dược từ 3 - 5 ngày. Việc sử dụng song song Đông – Tây y giúp nâng cao hiệu quả hiệp đồng điều trị của thuốc, giảm số liều dùng và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây. Sau đó, bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc thảo dược từ 7 - 10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ chuyển sang mạn tính.
- Đối với người bị viêm mũi, xoang mạn tính, khi bệnh tái phát cần điều trị thuốc thảo dược 1 đến 2 tháng trước khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng cũng cần dùng một đợt thuốc thảo dược 2 đến 4 tuần để điều trị từ gốc ở giai đoạn mạn tính.
EmoticonEmoticon