Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Tin Sức Khỏe Sử dụng tủ lạnh như thế nào mới đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho gia đình bạn?

Tủ lạnh là một vật dụng không thể thiếu ở mỗi gia đình trong xã hội hiện đại ngày nay. Mục đích của việc sử dụng tủ lạnh là có thể bảo quản thực phẩm được tươi sống lâu hơn, đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho cả gia đình bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng tủ lạnh đúng cách. 

Dưới đây là một số lưu ý cũng như giải đáp thắc mắc không thể bỏ qua của các chuyên gia khi dùng tủ lạnh mà bạn nên biết:
Sử dụng nhiệt độ tủ lạnh đúng cách
Điều đầu tiên chúng ta cần ghi nhớ rằng nhiệt độ tủ lạnh liên tục thay đổi. Tủ lạnh được làm mát bằng một dạng khí, gọi chung là hơi lạnh, chảy ở dạng lỏng bên trong một cuộn dây trong tủ lạnh và hấp thụ nhiệt trong không khí. Những thực phẩm được đặt càng gần cuộn dây này thì càng được làm lạnh nhiều hơn. Theo giới chuyên gia, nhiệt độ tổng thể tối ưu của tủ lạnh là từ 0-4 độ C.
Chuyên gia hàng đầu về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Mỹ, Tiến sĩ Lisa Ackerley cho rằng, đây chính là nhiệt độ thích hợp để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Listeria. Loại vi khuẩn này bắt đầu sinh sôi khi ở nền nhiệt độ 5 độ C trở lên. Vi khuẩn sẽ phát triển chậm hơn rất nhiều so với nền nhiệt độ thấp hơn 5 độ C. Do đó hãy giữ tủ lạnh của bạn ở ngưỡng 4 độ C đổ lại nhưng không  dưới 0 độ C. Đây là nhiệt độ chuẩn không làm đóng băng nước lọc nhưng lại làm đóng băng nước trong thực phẩm, giữ chúng luôn tươi sống.
sử dụng tủ lạnh đúng cách

Tủ lạnh quá đầy có thể làm hỏng thực phẩm
Nhồi nhét quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh khiến thực phẩm càng khó được làm mát. Cũng giống như một căn phòng quá đông đúc, tủ lạnh đựng quá nhiều sẽ khiến thực phẩm ấm lên thay vì được làm đông lạnh. Do đó, các chuyên gia khuyên chúng ta nên giảm 1 độ nếu để thực phẩm đầy tủ lạnh.
Tuy nhiên, một chiếc tủ lạnh trống rỗng cũng sẽ không tốt chút nào. Cơ chế làm mát trở nên khó khăn hơn và tủ lạnh thì trở nên quá lạnh. Chúng ta nên đặt một vài bình nước vào tủ lạnh để lấp đầy không gian “trống vắng” này hoặc bạn có thể tăng nhiệt độ thêm một chút.
Một không gian lý tưởng nhất trong tủ lạnh là có khoảng 3/4 tủ được lấp đầy, cho phép khí lạnh lưu thông mà không gặp bất cứ cản trở nào như việc hình thành túi nhiệt nóng hơn lan tỏa.
Làm sao để tôi biết tủ lạnh đang quá nóng?
Nếu bạn sở hữu một chiếc tủ lạnh hiện đại với một nhiệt kế kỹ thuật số, chúng sẽ cho bạn biết rằng tủ lạnh đang có bị nóng quá hay không. Bình thường chúng sẽ được cảnh báo bằng âm thanh. Khi nhiệt độ thấp hơn 0 độ C và cao hơn 4 độ C thì sẽ có chuông cảnh báo.
Đối với những loại tủ lạnh cũ hơn, khi quá nóng, bạn sẽ nhận thấy sự ngưng tụ những giọt nước bên trong tủ lạnh. Điều này cho thấy, không khí làm lạnh bên trong tủ lạnh được chuyển từ dạng khí sang chất lỏng, có thể gây bẩn cho những thực phẩm ở kệ thấp hơn.
Nếu quá lạnh, những tảng băng đóng lại có thể nhìn thấy rõ phía sau tủ. Điều này cũng có thể là do cánh cửa bị lỗi, cho phép không khí từ bên ngoài tràn vào tủ lạnh. Chúng biến chất làm lạnh thành hơi ấm hơn, do đó hấp thụ nhiệt nhiều hơn mức cần thiết khiến nhiệt độ giảm xuống và lớp băng hình thành.
Tại sao nhiều thực phẩm đóng băng ngay khi vừa cho vào tủ lạnh không lâu?
Hầu hết mọi người không bận tâm đến chuyện quan sát thực phẩm nào để vào tủ lạnh nhưng hầu như tất cả các loại thực phẩm ở siêu thị đều ghi một nhiệt độ bảo quản đề nghị ngoài bao bì là trong khoảng 3-5 độ C. 
Một số loại thực phẩm như pho mát cứng có thể lưu trữ ở nhiệt độ 10 độ C, salad 5-6 độ C là tốt nhất. Do đó, đặt những thực phẩm này vào tủ lạnh có thể làm chúng bị đông cứng. Tiến sĩ Ackerley cho rằng: Điều này không gây ảnh hưởng cho sức khỏe của bạn nhưng sẽ làm mất đi hương vị thơm ngon vốn có của thực phẩm. Phô mai đông lạnh không làm hại bạn, chỉ cần bạn di chuyển sang bộ phận khác của tủ lạnh. Ăn salad sẽ không còn ngon nữa khi nó bị úng nước. Xà lách chứa nhiều nước, do đó cấu trúc tế bào của nó sẽ bị phá hủy khi đóng băng. Nếu tủ lạnh được trang bị bằng ngăn kéo sinh động hơn, bạn có thể đặt rau xà lách vào đây. Ngăn kéo kín sẽ giúp niêm phong nước, giữ rau xanh, tươi sống ở nhiệt độ 2 độ C.
sử dụng tủ lạnh đúng cách

Tôi có cần mua nhiệt kế không?
Các chuyên gia khuyên bạn nên mua một nhiệt kế kỹ thuật số riêng biệt, ngay cả khi bạn có một chiếc tủ lạnh hiện đại công nghệ cao. “Tủ lạnh có hệ thống làm mát không khí đến toàn bộ các ngăn chứa một cách đồng đều nhưng thường thì những kệ dưới bao giờ cũng mát hơn và những kệ đầu sẽ kém lạnh hơn. Do đó bạn nên trang bị tủ lạnh có nhiệt kế đo độ để đảm bảo tủ đang để nhiệt độ phù hợp nhất”, TS Ackerley nói.

Tủ bị nóng bên ngoài là sao?

Những ngày hè nóng bức có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ của tủ lạnh, giống như căn phòng của bạn cũng nóng lên khi bắt gặp ánh nắng gay gắt của mùa hè vậy. Một nghiên cứu gần đây của các kỹ sư trong Hiệp hội Các hệ thống điều hòa tại Mỹ cho thấy, nhiệt độ bên ngoài thay đổi có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ bên trong tủ lạnh.
TS Ackerley khẳng định, khi chế tạo ra chiếc tủ lạnh, nhà sản xuất đều ý thức được điều này và làm thêm một số chức năng dự phòng. Tuy nhiên, việc để tủ lạnh quá nóng bên ngoài sẽ khiến bạn phải gánh chịu thiệt hại. Tốt nhất là chúng ta không nên mở ra mở vào tủ lạnh quá nhiều vì khí nóng từ bên ngoài có thể xâm nhập vào làm ấm khí lạnh bên trong tủ. Nếu bạn thấy tủ lạnh nhà mình đang quá nóng hoặc quá lạnh thì hãy chỉnh nhiệt độ nhưng đừng bao giờ quên không được vượt ngưỡng 0-4 độ C.

Tôi không được đặt gì vào tủ lạnh?

Giáo sư Paul Berryman, một chuyên gia về khoa học thực phẩm và là thỉnh giảng tại Đại học Reading khẳng định: “Nhiều loại thực phẩm để vào tủ lạnh – lạnh hơn so với để bên ngoài có thể bị ảnh hưởng đến mùi vị thực phẩm và gây hại sức khỏe. Ví dụ như chuối sẽ có màu đen khi để tủ lạnh. Nguyên nhân là nhiệt độ lạnh làm cho tế bào thực vật không bào bị rò rỉ. Các chất lỏng có chứa các hợp chất phenolic và phản ứng với một loại enzyme để tạo thành một chất màu nâu gọi là melanin”.
Điều này cũng đúng với bánh mì. Nhiệt độ lạnh làm cho nó kém tươi ngon do lạnh tác động tới tinh bột. Những loại trái cây mềm như đào, mận chưa chín mà cho vào tủ lạnh sẽ có vị đắng; tinh bột trong khoai tây khi cho vào tủ lạnh sẽ bị chuyển hóa thành đường. Nếu bạn nướng hoặc chiên khoai tây lấy từ tủ lạnh, đường sẽ phản ứng với nước, nhiệt độ cao tạo thành chất gây ung thư, gọi là acrylamide.
sử dụng tủ lạnh đúng cách

Tôi có nên đựng thức ăn thừa vào tủ lạnh?
Không có vấn đề gì nếu như bạn để thức ăn thừa trong tủ lạnh, miễn là bạn bọc kín thực phẩm trước khi cho vào tủ lạnh. Nhưng đừng quên, bạn cần đặt thực phẩm đã bọc kín vào ngăn được làm mát nhanh chóng. Việc làm này ngăn chặn sự xuất hiện của vi khuẩn sinh sôi trong thức ăn thừa nhờ tăng tốc độ làm mát.
Có nên cho thực phẩm đóng hộp đã mở nắp vào tủ lạnh?
Mặc dù chúng ta hoàn toàn có thể lưu trữ thực phẩm thừa vào trong tủ lạnh nhưng không nên lưu trữ chúng trong  các hộp sắt. Kim loại thôi nhiễm sẽ khiến thực phẩm có mùi khó chịu, đồng thời những hóa chất bên trong tiếp xúc với thực phẩm có thể tạo nên những phản ứng. Để ngăn chặn độc tố ra ngoài tủ lạnh, bạn phải đóng thật chặt nắp hộp trước khi cho vào tủ lạnh.
sử dụng tủ lạnh đúng cách

Có nên thường xuyên làm sạch tủ lạnh?
Bụi bẩn hoăc sự cố tràn rỉ nước trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ trong tủ lạnh bằng cách ngăn chặn không khí lạnh di chuyển tự do. Bạn nên làm sạch tủ lạnh mỗi tháng bằng nước ấm, xà phòng không chứa chất tẩy rửa và kỳ cọ bằng một chiếc bàn chải đánh răng.
Bạn cũng nên rã đông tủ lạnh, di chuyển mọi thứ trong tủ ra và đặt tủ sang một nguồn điện mới. Điều này giúp điều chỉnh nhiệt độ bằng cách loại bỏ môi trường băng lạnh trước đây, xây dựng mới lại.
Cách đựng thực phẩm chính xác theo từng ngăn
Ngăn kéo 2 độ C: Hoa quả và rau...
Những thực phẩm này được giữ tốt nhất ở nơi ẩm nhất của tủ lạnh – nhưng bạn cần bảo quản chúng riêng rẽ nếu không hơi từ trái cây sẽ khiến rau bị thối.
sử dụng tủ lạnh đúng cách

Ngăn dưới 1 độ C: Thịt tươi, cá, thịt gia cầm, sữa...
Thay vì nhét vào cánh cửa, hãy để sữa ở ngăn đáy lạnh, cùng với thịt sống, là thứ có thể chảy nước và làm nhiễm bẩn các thực phẩm khác.

Ngăn giữa 2-3 độ C: Trứng, đồ ăn liền...

Nhiệt độ ở ngăn giữa của tủ lạnh luôn ổn định, hãy để trứng, thịt xông khói và ôliu tươi ở đây.
Ngăn trên 3 độ C: Rượu vang, thức ăn thừa...
Nên đặt nằm chai rượu và cách xa mô tơ gây rung của tủ lạnh – vì thế ngăn trên cùng là tốt nhất. Bạn cũng nên để thức ăn thừa ở đây.
sử dụng tủ lạnh đúng cách

Ngăn dưới của cánh cửa 3 – 4 độ C: Nước cam, gia vị...

Nước cam, mù tạc, sốt cà chua và mứt đều đã được xử lý với các chất bảo quản và vì thế được bảo quản tốt ở cánh cửa.

Ngăn trên của cánh cửa 4 độ C: Bơ, pho mai...

Phần ấm nhất của tủ lạnh là nơi lý tưởng để cất các sản phẩm sửa như bơ và pho mát, là những thứ ăn ngon nhất khi hơi mềm.

(Nguồn: Dailymail)



EmoticonEmoticon