Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

Tin Sức Khỏe Bạn vẫn nghĩ rằng mình đúng nhưng thực ra đó lại là 6 thói quen có hại cho tai

Với đặc trưng nằm ở vị trí kín đáo, hai tai đôi lúc không nhận được sự chăm sóc đúng mực của mọi người. Chuyên gia y khoa tai mũi họng, GS Brett Comer (Đại học Kentucky, Mỹ) cho biết, bông ngoáy tai là vật dụng rất phổ biến để vệ sinh khu vực này nhưng sử dụng bông tay ngoáy sâu vào tai cũng không phải phương pháp vệ sinh đúng cách. Chúng có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng như làm sưng đau, rách màng nhĩ, ảnh hưởng tới thính lực. Ngoài ra, ráy tai còn giúp cân bằng độ ẩm và sự dễ chịu của tai nên bạn không cần vệ sinh chúng quá thường xuyên. 
Dưới đây là một vài những thói quen có hại cho tai mà có thể bạn vẫn đang vô tư thực hiện:
vệ sinh tai đúng cách

Sử dụng các loại nến vệ sinh
Các nhà khoa học đã để mắt tới hiệu quả của phương pháp sử dụng loại nến đặc biệt này để vệ sinh tai từ lâu. Tuy được mọi người tin rằng có khả năng loại bỏ và vệ sinh những mảng ráy tai hiệu quả, các chuyên gia y khoa vẫn chưa tìm được bằng chứng cụ thể nào về vấn đề này. 
Richard Roenfeld, nhà dược sĩ học kiêm chủ nhiệm khoa tai mũi họng tại Trung tâm Y khoa Downstate SUNY - NewYork (Mỹ) cho biết, thậm chí loại dụng cụ này còn có thể tạo ra những tổn thương như bỏng, đau rát và ảnh hưởng tới khả năng nghe.
vệ sinh tai đúng cách

Nghe nhạc quá to

Theo số liệu từ Hội nghiên cứu các vấn đề về tai mũi họng Trung ương Mỹ, có đến khoảng 15% dân số trên thế giới trong độ tuổi 20-69 gặp vấn đề về thính giác bởi tiếp xúc với nguồn âm thanh quá to. Nghiên cứu từ các nhà khoa học Ấn Độ cũng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ những chiếc tai nghe mà mọi người sử dụng hàng ngày. 

Những chiếc tai nghe nhỏ mang đến nhiều nguy cơ tổn thương hơn loại tai nghe trùm đầu headphone. Các chuyên gia cũng hướng dẫn cách kiểm tra mức độ âm thanh khi nghe bằng tai nghe đơn giản: "Nếu những người xung quanh có thể nghe được âm thanh mà chiếc tai nghe bạn phát ra thì bạn đang nghe nhạc quá to".
vệ sinh tai đúng cách

Thọc tay vào tai
Nhà y sinh kiêm chuyên gia nghiên cứu Samatha Jonc cho biết, thói quen này gây nhiều nguy hại cho tai hơn bạn tưởng. Bên cạnh nguy cơ tổn thương phần tai trong và đẩy ráy tai vào sâu hơn, việc đưa tay vào tai còn tiếp tay cho các loại khuẩn xâm nhập vào khu vực này gây nhiễm khuẩn nấm ngứa.
Nếu bạn bị tiểu đường, nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ còn cao hơn gấp bội. Lý giải cho điều này, chuyên gia Jonc cho biết, tiểu đường có khả năng phá hủy các mao mạch của cơ thể, trong đó có các mạch máu ở tai. Các chất kháng viêm tự nhiên trong máu do đó sẽ ít có cơ hội tham gia vào việc chống lại vi khuẩn tại khu vực này.
vệ sinh tai đúng cách

Xỏ quá nhiều khuyên tai

Thật khó cưỡng lại vẻ hấp dẫn của những chiếc khuyên tai đặc biệt khi thấy bạn bè hay đồng nghiệp sử dụng chúng. Tuy vậy, xỏ quá nhiều khuyên tai không phải hành động được các nhà khoa học cổ vũ. Leur Dornteu, Tiến sĩ kiêm chuyên viên tư vấn y khoa tại viện Hàn lâm y sinh Trung ương Pháp cho biết, với đặc tính nhiều nếp gấp của da tai, việc xỏ nhiều khuyên sẽ đẩy bạn tới việc đối mặt các loại vi khuẩn cực kì cao. 

Đặc biệt, sử dụng những loại khuyên kém chất lượng hay phương pháp đeo không đúng sẽ gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng ngứa và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.
vệ sinh tai đúng cách

Không khám tai định kì

Nhà dược sĩ học London Shema tại Tổ chức Sức khỏe Dewnley (Pháp) cho biết, khi gặp vấn đề cơ thể sẽ cố gắng báo hiệu qua những dấu hiệu khác thường, do đó, đừng bỏ qua chúng. Suy giảm thính lực là một trong những hiện tượng bị mọi người xem nhẹ nhất. Tiến sĩ Shema cho hay, giảm thính lực cũng giống như giảm thị lực, có thể xuất hiện khi cơ thể bắt đầu lão hóa. 

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này quá trầm trọng, đừng bỏ qua mà hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế. Đôi lúc, những cơn đau tai lại thể hiện vấn đề ở bộ phận khác bởi hàm, răng và họng đều có liên hệ với nhau thông qua nhóm dây thần kinh tai mũi họng. Một khối u vòm họng có thể gây ra những cơn đau tai dai dẳng khó chịu. Đừng ngại ngần tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia trong vấn đề này.
vệ sinh tai đúng cách

Đưa các vật dụng vào tai
Giống như ngoáy mũi, một vài người có những thói quen không có lợi cho tai như ngoáy hay cọ, xoa tai. Thậm chí nhiều người còn dùng các vật thể nhọn như đầu nắp bút, que nhọn ngoáy tai. Emma Lensey, chuyên viên tư vấn khoa tai mũi họng tại Viện Hàm Lâm ShemLey (Hà Lan) cho biết, những tác động mạnh vào tai sẽ khu vực này gặp tổn thương và gây nguy cơ nhiễm khuẩn. Cô cũng khuyến cáo mọi người nên chú ý không cho những vật nhỏ hơn cùi trỏ vào trong tai.
vệ sinh tai đúng cách
Vệ sinh tai đúng cách

Lấy một chút giấm hòa lẫn với rượu sẽ là phương pháp vô cùng hữu hiệu giúp làm sạch tai. Bạn chỉ cẩn nhỏ hỗn hợp này vào trong tai, nghiêng người sang một bên, giữ yên trong 60 giây và trở lại tư thế bình thường.

So với các cách lấy ráy tai thông thường, phương thuốc này thực sự là một điều kỳ diệu. Nó làm sạch và thông thoáng tai, tránh những hậu quả không mong muốn như trầy xước da, viêm tai, giúp bạn có một đôi tai khỏe mạnh.

(Nguồn: Prevention, Healthytipsworld)



EmoticonEmoticon