Rất nhiều người không khỏi hốt hoảng khi trông thấy hình ảnh này. Những nốt trắng trên hình ảnh được cho là sán sơ mít đang chạy dọc khắp cơ thể. Hình ảnh đáng sợ này đã khiến một người phải thốt lên: “Người nhiều sán thế này, có khi đứt tay máu không chảy ra mà sán lại chạy ra”. Nhiều người lại bày tỏ nỗi sợ khiếp vía của mình: “Sợ quá rồi, từ giờ mình không dám ăn tiết canh, rau sống nữa”.
Những hình ảnh "người gạo" đang được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội. (Ảnh: Bs Lương Quốc Chính)
Tiết canh, rau sống là những món ăn dễ khiến bạn trở thành "người gạo". (Ảnh: Internet)
Bệnh ấu trùng sán lợn ở người do ăn phải trứng sán dây lợn dưới dạng lợn gạo. Nang ấu trùng sán lợn ở người dài hơn ở lợn, nang sán tập trung thành chùm như chùm nho, kích thước đến 10 - 20 cm chứa tới 60ml dịch. Nang ấu trùng sán lợn ký sinh dưới màng nhện của não có kích thước tới 10 - 15cm. Một vật chủ có thể nhiễm tới hàng trăm ấu trùng.
Những người bị bệnh do ăn phải trứng sán dây lợn từ môi trường ngoài thường có ít nang trừ trường hợp ăn phải cả đốt sán. Những người có sán dây lợn trong ruột, khi đốt già rụng do nhu phản nhu động ruột mà đốt sán trào ngược lên dạ dày và lúc này giống như là ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn nên số nang ở người cũng rất nhiều, có người không đếm nổi.
Theo Ths.Bs Nguyễn Quốc Thái (khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai), sán lợn là một loại kí sinh trùng có vật chủ là lợn, nhưng có thể kí sinh ở một số loài khác, trong đó có con người. Sán trưởng thành trong ruột người hoặc lợn sẽ tự rụng ra các đốt sán chứa đầy trứng sán theo phân thải ra ngoài.
"Khi ăn phải đầu sán chưa chết, thông thường chúng có thể bị axit dạ dày giết chết. Nếu chúng sống sót qua dạ dày xuống ruột thì sẽ kí sinh tiếp ở ruột. Khi nuốt phải đốt sán có trứng sán vào ruột, trứng sẽ nở thành ấu trùng sán. Ấu trùng này theo máu đến tạo nang sắn kí sinh ở các vị trí khác nhau trong cơ thể như não, cơ, mắt, dưới da... Nếu ở não có thể gây phù não, co giật động kinh. Nếu ở mắt có thể gây mù lòa", Ths.Bs Nguyễn Quốc Thái cho biết.
Theo ông Thái, con đường lây truyền sán chủ yếu là do ăn phải trứng sán bám ở rau sống, đất bị ô nhiễm phân lợn chứa các đốt sán (sẽ bị các nang ấu trùng sán) hoặc ăn thịt có các nang sán chưa nấu chín (gây bệnh nhiễm sán trưởng thành). Trường hợp ăn phải đầu sán trưởng thành còn sống rất hiếm gặp.
Ăn đồ nướng cũng dễ khiến bạn bị nhiễm trùng sán. (Ảnh: Internet)
Nếu lợn ăn phải rau có dính trứng sán, chúng cũng có các nang sán trong thịt (thịt lợn gạo). Người ăn thịt này chưa nấu chín, khi vào ruột các nang sán thoát vỏ trở thánh sán trưởng thành, lại đẻ trứng để tiếp tục vòng đời. Sán trong ruột người có thể dài từ vài mét tới hàng chục mét và chúng ăn mất các chất dinh dưỡng trong ruột làm cho người nhiễm sán suy dinh dưỡng, suy kiệt...
Những triệu chứng khi bị nhiễm sán dây lợn
Tùy thuộc vào vị trí, sán dây lợn sẽ gây ra những cơn đau khác nhau. Nếu sán nằm ở não sẽ gây ra rối loạn chức năng như động kinh, liệt, nói ngọng, rối loạn ý thức, đau đầu, nhức đầu dữ dội. Nếu sán dây lợn ký sinh ở mắt sẽ gây chèn ép sau nhãn cầu như tăng nhãn áp, giảm thị lực, song thị. Ở cơ vân sẽ xuất hiện những nang dưới da có kích thước 0,5-2cm dễ dàng di chuyển, không ngứa, thường sẽ xuất hiện ở cơ bắp tay, chân hoặc cơ liên sườn, cơ lưng, cơ ngực, gây giật cơ.
Cách tốt nhất để phòng bệnh là người dân không được ăn rau sống, uống nước lã, không ăn thịt lợn tái sống, ăn tiết canh, không để phân của người nhiễm sán có nguy cơ lây lan.
EmoticonEmoticon