Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Tin Sức Khỏe 3 sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt chị em nào cũng tuyệt đối không được bỏ qua

Tuy nhiên, đôi khi, những vấn đề này có thể nghiêm trọng hơn so với vẻ ngoài của chúng.

Dưới đây là chia sẻ của bác sĩ Gabrielle Downey (chuyên gia tư vấn phụ khoa tại Phòng khám Phụ khoa Birmingham, nước Anh) về những thay đổi chị em thường không bao giờ được bỏ qua trong chu kỳ kinh nguyệt.

3 sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt chị em nào cũng tuyệt đối không được bỏ qua - Ảnh 1.

Phần lớn phụ nữ đều từng gặp rắc rối nào đó với nguyệt san của mình.

Trước hết, kinh nguyệt là gì?

Trong trường hợp bạn không thực sự được giáo dục một cách thích hợp về chủ đề này, kinh nguyệt là thành tử cung rời ra khi không hình thành thai nhi.

Kinh nguyệt "bình thường" đến sau 21-35 ngày và thường kéo dài khoảng 5 ngày. Trong 1-2 ngày đầu, lượng máu (bao gồm cả dịch nhày, mô nội mạc cổ tử cung) ra ít, nhiều hơn vào 2-3 ngày tiếp và giảm dần vào 1-2 ngày cuối (khoảng 5-8 thìa cà phê/tháng).

Phần lớn phụ nữ có nguyệt san tương đối nhẹ, hoàn toàn có thể chịu đựng được, với vài cơn co thắt. Nhưng điều quan trọng cần biết là khi nào vấn đề nghiêm trọng hơn và bạn cũng như bác sĩ của bạn có thể làm gì để giải quyết rắc rối.

3 rắc rối thường gặp trong kỳ kinh nguyệt

1. Ra máu nhiều

Phàn nàn phổ biến nhất của chị em về những ngày "đèn đỏ" là hiện tượng ra máu nhiều thường xuyên. Nó được gọi bằng cái tên "hiện tượng rong kinh" - chỉ xảy ra trong kỳ kinh với lượng máu mất đi khá nhiều. Thường có nguyên nhân về thể chất như tử cung bị nới rộng do sinh nở (lạc nội mạc trong cơ tử cung), nhiễm trùng, u xơ (khối u xương sụn lành tính trên cơ tử cung) và polyp.

Ví dụ, nếu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn tăng lên, làm tràn băng vệ sinh (tampon, cốc nguyệt san) hoặc bạn cần "lớp bảo vệ gấp đôi", hãy tìm kiếm trợ giúp y tế. Hiện tượng rong kinh thường gặp hơn trong vài năm đầu sau khi bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt. Tương tự là những tháng trước khi bạn bước vào giai đoạn mãn kinh.

3 sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt chị em nào cũng tuyệt đối không được bỏ qua - Ảnh 2.

Phàn nàn phổ biến nhất của chị em về những ngày "đèn đỏ" là hiện tượng ra máu nhiều thường xuyên.

Nếu bạn trong độ tuổi thiếu niên và bị ra máu nhiều khi đến ngày "đèn đỏ", có khả năng mọi việc sẽ ổn định dần trong vài năm tới.

Nếu bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh (khoảng 4-10 năm trước khi chính thức mãn kinh), cuối cùng, hiện tượng rong kinh sẽ ngừng lại nhưng có thể bạn không muốn phải chờ đợi lâu đến thế.

Bác sĩ phụ khoa nên ghi chép chi tiết về chiều dài chu kỳ, lượng máu ra mỗi lần, biện pháp tránh thai bạn sử dụng và nếu có, mong muốn sinh nở của bạn cũng như lịch sử xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung.

Tuy nhiên, trong trường hợp bị ra máu nhiều và thường xuyên, bạn cần đi khám để được kiểm tra bụng xem có u xơ hay không. Nếu họ có thể cảm nhận thấy tử cung của bạn, thì việc chụp chiếu sẽ giúp xác định vị trí cũng như kích cỡ u xơ. Nói chung, xét nghiệm máu không cần thiết, trừ khi bác sĩ cần tìm hiểu xem bạn có bị thiếu máu không.

Nếu bạn không có u xơ, bác sĩ phụ khoa có thể kê cho bạn thuốc viên để xử lý tình trạng ra máu nhiều mỗi lần đến kỳ kinh nguyệt. Nếu thuốc không hiệu quả sau 6 tháng sử dụng, bạn cũng nên tới gặp bác sĩ.

3 rắc rối thường gặp nhất trong chu kỳ kinh nguyệt - Ảnh 3.

Trường hợp bị ra máu nhiều và thường xuyên, bạn không cần phải khám nội nhưng có thể bác sĩ sẽ kiểm tra bụng để tìm u xơ.

2. Ra máu không đều

Hiện tượng chảy máu thất thường, tức là luôn có khác biệt trong lượng máu mất đi mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có thể tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại.

Nếu bạn có chu kỳ kinh không đều hoặc bị ra máu giữa các chu kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục, việc bắt buộc phải làm là kiểm tra nội bằng dụng cụ banh (thiết bị dùng trong xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung) và dùng tay.

Nếu bác sĩ phụ khoa cho rằng, cổ tử cung bất thường, bạn nên gặp chuyên gia bởi đó có thể là dấu hiệu ung thư (đừng vội hoảng sợ - 100 phụ nữ mới có 1 người được gửi đi gặp chuyên gia vì thực sự mắc ung thư).

Nếu bạn dưới 40 tuổi, bác sĩ có thể lấy 3 mẫu phẩm bằng cách dùng tăm bông phết: 2 ở cổ tử cung và 1 ở âm đạo bởi nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp, gây ra triệu chứng trên, nhất là trường hợp chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục.

Xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không cần phải thực hiện bởi đây được coi như là một biện pháp kiểm tra phòng ngừa ở những phụ nữ không có triệu chứng.

Nếu kết quả xét nghiệm bình thường, bác sĩ có thể thử kê đơn thuốc có hormone progesterone, dùng trong hai chu kỳ kinh nguyệt.

Phản ứng tốt sẽ là đảm bảo để bạn tiếp tục dùng thuốc. Nếu tình trạng ra máu bất thường tiếp diễn, bạn cần được điều trị theo hướng khác.

Nguyên nhân chủ yếu cho việc chảy máu thất thường là polyp (sự tăng trưởng quá mức của thành tử cung nhưng lành tính và có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật), nhiễm trùng, mất cân bằng hormone và ung thư (rất hiếm gặp).

Đôi khi, bạn cần thực hiện thêm một số xét nghiệm khác như siêu âm, để tìm kiếm xem có u xơ hay polyp không.

Nó không thể thay thế cho việc khám nghiệm lâm sàng bởi nó bỏ qua âm hộ, âm đạo và cổ tử cung, nơi những rắc rối kể trên có thể biểu hiện ra. Chỉ nên tiến hành xét nghiệm trên khi bác sĩ đã xác nhận về mặt lâm sàng. Ví dụ, tử cung bị nới rộng do sinh nở hay bạn không phản ứng tốt với phương pháp điều trị.

Nếu bạn có triệu chứng gợi ý một vấn đề liên quan tới tuyến giáp hoạt động kém, bạn sẽ cần xét nghiệm máu để kiểm tra cách vận hành của tuyến giáp.

3 sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt chị em nào cũng tuyệt đối không được bỏ qua - Ảnh 4.

Hiện tượng chảy máu thất thường, tức là luôn có khác biệt trong lượng máu mất đi mỗi chu kỳ kinh nguyệt, có thể tiềm ẩn nguy cơ đáng lo ngại.

3. Nguyệt san biến mất

Hiện tượng này cũng khá phổ biến. Đó là khi chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài quá 35 ngày.

Ngoài việc mang thai (thường xuyên kiểm tra nhé), nguyên nhân chính là một chứng bệnh có tên "đa nang buồng trứng" – xảy ra khi buồng trứng của bạn không sản sinh ra trứng đều đặn, do đó, chu kỳ kinh nguyệt biến mất.

Những nguyên nhân thường gặp khác bao gồm tăng/giảm cân, luyện tập và stress quá mức.

Bác sĩ phụ khoa có thể tiến hành xét nghiệm máu để xác định hàm lượng oestrogen, FSH (hormone kích thích nang có vai trò kích thích buồng trứng), testosterone, globulin gắn kết nội tiết tố sinh dục (SHBG) và prolactin. Bạn cũng có thể được chỉ định siêu âm.

Bạn sẽ cần giảm cân nếu muốn kiểm soát hội chứng đa nang buồng trứng trong trường hợp bạn thừa cân - chỉ số BMI lớn hơn 30.

Những lựa chọn điều trị khác phụ thuộc vào mong muốn sinh nở của bạn, việc bạn có muốn chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hay không và việc bạn thích hay không thích dùng biện pháp tránh thai.

Khía cạnh quan trọng trong mối bận tâm của bạn nên là: a) tìm ra nguyên nhân; b) đảm bảo thành tử cung được bảo vệ bằng vong tránh thai hoặc giúp máu kinh ra ít nhất 3 lần/năm bằng cách dùng thuốc trong thời gian ngắn cách 3-4 tháng/lần.

Gabrielle Downey là một bác sĩ tư vấn phụ khoa tư vấn ở Birmingham. Bà đã học về y học ở Ai Len và chọn chuyên ngành phụ khoa vì muốn giúp chị em phụ nữ đưa ra các lựa chọn về sức khoẻ của mình. Bà đã được huấn luyện tại nhiều bệnh viện khác nhau ở London bao gồm cả Queen Charlottes trước khi đến Birmingham.

Bà đã từng là bác sĩ phụ khoa tư vấn tại Bệnh viện Thành phố Birmingham trong hơn 15 năm. Bà Downey xuất hiện thường xuyên trong các tạp chí nổi tiếng và bà cũng viết cho các cuốn sách y khoa, là đồng tác giả của chương trình hiện tại của NHS và có chuyên môn về các vấn đề về giới tính, phụ khoa như đau vùng chậu, tử cung, vấn đề sinh sản, các vấn đề về kinh nguyệt, tình dục...

(Nguồn: Dailymail)



EmoticonEmoticon