Dù là bộ phận khá quan trọng nhưng rất nhiều người vẫn thiếu quan tâm tới đôi chân và bàn chân. Một vài dấu hiệu từ khu vực này có thể báo trước những vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Nếu biết cách nhận biết, bạn sẽ xác định được những rắc rối này và có được biện pháp điều trị phù hợp từ rất sớm.
Dưới đây là một trong số những thông tin bạn có thể đọc được từ bộ phận này:
Rụng lông chân
Nếu đột nhiên phát hiện khu vực này thưa thớt đi những sợi lông thì đừng coi đó là tín hiệu vui mừng khi bạn không phải dùng đến những biện pháp tẩy lông.
Erin Sundermann, nhà khoa học kiêm trợ lý giáo sư công tác tại đại học Y California San Diego School cho biết, trên thực tế, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mức độ lưu thông máu tới những khu vực xa trong cơ thể của bạn, cụ thể là bàn chân, đang gặp trục trặc lớn.
Ngoài vấn đề về tuần hoàn, hiện tượng này còn có thể là hệ quả từ việc suy giảm chức năng hoạt động của tim khi không đủ khả năng bơm máu đi khắp các bộ phận trên cơ thể.
Đau nhức bàn chân
Bạn có thường tỉnh dậy vào nửa đêm với đôi bàn chân tê buốt, thậm chí là chuột rút? Bạn có gặp khó khăn trong những hoạt động thường ngày như chạy, nhảy bởi những cơn đau xuất hiện đột ngột? Nếu câu trả lời là có thì vấn đề của bạn nằm ở mất cân bằng dinh dưỡng.
Emmanuel Abraham, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Bumrungrad International (Bangkok, Thái Lan) cho biết, tình trạng này có thể bắt nguồn từ việc thiếu hụt những khoáng chất dinh dưỡng như canxi, magiê hoặc một vài kim loại khác trong chế độ ăn. Điều tồi tệ nhất mà việc thiếu hụt dinh dưỡng này ảnh hưởng tới bạn là khiến tổn thương thần kinh hoặc rối loạn tuần hoàn.
Lạnh chân
Deborah Levy, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm Sức khỏe Carrington Farms cho biết, nếu thường xuyên trải qua tình trạng lạnh buốt chân thì rất có thể bạn đang gặp phải chứng suy giáp. Chứng bệnh này có khả năng phát triển thành trầm cảm, gây nên dư thừa cân nặng, rụng tóc và khô da. Khi gặp những triệu chứng này, hãy tiến hành xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân và tiến hành điều trị sớm nhất.
Vết thương lâu lành
Nếu khu vực chân của bạn có một vài vết thương mà mãi không khỏi, hãy nhanh chóng kiểm tra tại những cơ sở y tế. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc tiểu đường hoặc ung thư. Alfred Spears, nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) cho biết, hai loại bệnh này gây ảnh hưởng tới quá trình tuần hoàn và trao đổi chất, khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc hồi phục và làm lành những vết thương ngoài da.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện ngón chân cái lớn hơn bình thường đột xuất thì được bỏ qua chúng. Đây có thể là biểu hiện của một số loại nhiễm khuẩn hoặc hội chứng viêm xương khớp, gút.
Tê chân
Nếu chân bạn thường xuyên bị tê buốt thì vấn đề có thể không chỉ đơn giản do thiếu vận động. Theo Theo Mike Hoaglin, chuyên gia y khoa kiêm dược sĩ phụ trách Phòng cấp cứu khẩn cấp tại Bệnh viện Duke, hiện tượng này có thể gây ra bởi tiểu đường hoặc những tổn thương về thần kinh. Đây cũng có thể là tác dụng phụ của quá trình điều trị hóa trị.
Móng chân xuất hiện lỗ rỗ
Tình trạng lỗ rỗ tại móng chân có thể báo hiệu nguy cơ mắc vẩy nến. Đây là một trong những bệnh mãn tính khó chịu nhất xảy ra khi hệ miễn dịch rối loạn. Theo Murray Grossan, chuyên gia y khoa đồng thời là nhà sáng lập tổ chức sức khỏe Grossan Sinus, tác giả cuốn sách The Whole Body Approach to Allergy and Sinus Health, đi kèm với dấu hiệu trên, chân của bạn còn có thể xuất hiện những mảng trắng cứng không đau. Bệnh cần được điều trị với kem bôi chuyên dụng theo hướng dẫn của các chuyên gia y khoa.
Da chân đổi màu
Màu sắc vùng da ở chân thay đổi khác với bình thường có thể đánh dấu các vấn đề liên quan tới tuần hoàn máu, tiểu đường hoặc thiếu máu. Solomon Evans, chuyên gia y khoa kiêm nhà nghiên cứu y sinh tại Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho biết, màu sắc chân thay đổi sang đỏ, xanh trắng hoặc xanh còn có thể biểu hiện tình trạng mạch máu bị co thắt do tuần hoàn kém. Giữ chân đủ ấm, đặc biệt là trong thời tiết lạnh sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
Sưng chân
Bàn chân bị sưng có thể báo hiệu có nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe của bạn. Monika Shirodkar, dược sĩ kiêm bác sĩ đa khoa tại Trung tâm y khoa Jefferson Health (Mỹ) cho hay, tình trạng này có thể chỉ đơn giản là những tổn thương phần mềm nhưng cũng có thể là những vấn đề nghiêm trọng hơn như ứ đọng máu, sưng hạch bạch huyết hoặc viêm tế bào. Nếu khối sưng đi kèm màu đỏ và cảm giác nóng rát thì có thể vết thương đã bị nhiễm trùng.
(Nguồn: Boldsky, Mayoclinic)
EmoticonEmoticon