Thịt heo là một trong những loại nguyên liệu nấu ăn thông dụng nhất thế giới. Một tuần mỗi người chúng ta sẽ có ít nhất 2-3 bữa ăn có các món liên quan hay được chế biến từ thịt heo.
Đa phần mọi người đều cho rằng thịt heo là loại thịt "lành tính" nhất nên thường không để tâm nhiều đến nó trong việc chế biến. Tuy nhiên cũng như các loại nguyên liệu khác, thịt heo cũng có những đặc tính riêng và cũng có rất nhiều điều kiêng kị. Chỉ tiếc trong cuộc sống hiện đại, đa phần chúng ta đều mắc phải những sai lầm này mà không hề hay biết.
Thịt bò
(Ảnh: Internet)
Theo các chuyên gia về ẩm thực dinh dưỡng, không nên ăn chung thịt heo với thịt bò. Về góc độ Đông y, thịt heo tính hàn, thịt bò lại tính ôn, hai món ăn một hàn một ôn vốn tương khắc nhau, nếu kết hợp sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm và gây tổn thương đến dạ dày.
Rau ngò
Rau ngò vẫn luôn được coi là một loại gia vị quen thuộc trong nấu ăn của người Việt vì có khả năng khử mùi và làm tăng hương vị của món ăn. Rau ngò có tính ôn trong khi thịt heo có tính hàn. Nấu thịt heo có thêm rau ngò không chỉ tương khắc mà còn gây tổn hại đến cơ thể, gây ra chứng đau lâm râm quanh rốn.
Tôm
(Ảnh: Internet)
Nhiều người vẫn thường có thói quen kho thịt heo với tôm tuy nhiên theo Đông y thì điều này không có lợi cho cơ thể. Tôm hay hải sản vốn giàu chất dinh dưỡng và mang tính hàn, kết hợp với thịt heo sẽ gây ra chứng khó tiêu.Đậu tương (đậu nành)
(Ảnh: Internet)
Theo quan điểm dinh dưỡng hiện đại, đậu tương không nên nấu chung với thịt heo. Bản thân đậu tương đã rất giàu dinh dưỡng với hàm lượng phốt pho lên đến 60-80%. Khi nấu chung với thịt heo không chỉ không tăng giá trị dinh dưỡng mà còn làm giảm giá trị của 2 loại thực phẩm này. Ngoài ra việc kết hợp đậu tương với thịt heo cũng làm giảm khả năng hấp thu của cơ thể. Không chỉ không nên nấu kết hợp đậu tương với thịt heo mà cùng không nên nấu chung với các bộ phận khác của heo như móng heo, đuôi heo hay xương heo...
Gan dê
Theo Đông y, thịt heo nấu với gan dê sẽ gây khó tiêu. Nguyên nhân là vì gan dê tính hàn, có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị các bệnh về gan kết hợp với thịt heo sẽ gây lạnh bụng, đau bụng hay tiêu chảy.
Về góc độc ẩm thực, gan dê rất tanh, nếu nấu chung với thịt heo sẽ sinh ra mùi lạ, khó ăn.
Gừng sống
Theo các chuyên gia Đông y, gừng tính Hỏa còn thịt heo lại là tính Thủy. Hỏa Thủy tương khắc nên nếu kết hợp gừng tươi với thịt heo lâu ngày sẽ sinh ra chứng phong thấp.
Ngoài ra còn có những lưu ý khác khi sử dụng thịt heo:
- Với những người phải uống thuốc để hạ huyết áp và hạ đường huyết thì không nên không nên ăn nhiều thịt heo.
- Khẩu phần ăn thường ngày của trẻ con không nên cho quá nhiều thịt heo (chỉ cần 20-30gram/ngày là đủ)
- Người già không nên ăn nhiều thịt nạc
- Trong quá trình nấu thịt heo không nên thêm nước lạnh mà dùng nước ấm hoặc nóng
- Không nên ăn nhiều thịt heo muối
- Không nên ăn thịt heo cùng với chim cút
(Nguồn: aboluowang)
EmoticonEmoticon