Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

Tin Sức Khỏe Uống nước gừng vào mùa đông sẽ đem lại ti tỉ lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách

Mùa đông đã lạnh hơn và đây cũng là lúc chúng ta cần gia tăng các biện pháp giữ ấm cơ thể nhiều hơn. Trong những phương pháp giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật mùa đông như cảm cúm, cảm lạnh, uống nước gừng mỗi ngày luôn được giới chuyên gia khuyên dùng. Từ hơn 2000 năm trước tại Trung Quốc, loại thảo dược này đã được sử dụng để trị buồn nôn, các vấn đề tiêu hóa, dạ dày.

Uống nước gừng vào mùa đông sẽ đem lại ti tỉ lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách - Ảnh 1.

Dưới đây là những lý do vì sao bạn nên uống nước gừng, theo Improveyourhealthrightnow:

1. Chống viêm

Viêm nhiễm mãn tính có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho toàn bộ cơ thể như rối loạn tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, bệnh Alzheimer, bệnh về đường hô hấp và mắc các bệnh tự miễn.

Nếu bị viêm nhiễm, trà gừng là sự lựa chọn tốt nhất cho bạn. Gừng có đặc tính chống viêm tuyệt vời, giúp giảm viêm, đau nhức xương khớp cũng như cơ bắp.

2. Tăng cường miễn dịch

Gừng rất giàu chất giúp tăng cường miễn dịch như gingerols và gingerdiol, có vai trò kháng virus, kháng nấm và kháng khuẩn. Từ đó giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cho phép cơ thể chống lại nhiễm trùng và ngăn ngừa cảm cúm, cảm lạnh.

Uống nước gừng vào mùa đông sẽ đem lại ti tỉ lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách - Ảnh 2.

3. Cải thiện hệ tiêu hóa

Chất gingerols và shogaol chứa trong gừng giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng trong cơ thể. Do đó, gừng hoàn toàn có khả năng cải thiện chức năng tiêu hóa nói chung.

4. Cải thiện lưu thông máu

Nếu bạn bị huyết áp cao, cholesterol cao thì uống nước gừng sẽ giúp chống lại các dấu hiệu này của bệnh tim mạch. Gừng cũng có khả năng làm sạch động mạch từ sự tích tụ mảng bám, ngăn ngừa đột quỵ và đau tim.

5. Phòng chống ung thư

Với khả năng kháng viêm mạnh mẽ, sử dụng gừng sẽ giúp ngăn chặn các tế bào ung thư cũng như ngăn chặn sự phát triển, tính di căn của tế bào ung thư. Ăn gừng cũng có khả năng chống lại một số loại ung thư như ung thư gan, tuyến tiền liệt, tuyến tụy, phổi, đại trực tràng, vú, da và bàng quang.

6. Cải thiện chức năng não

Gừng bảo vệ não khỏi sự căng thẳng, cải thiện chức năng bộ nhớ và nhận thức nhờ khả năng kháng viêm, bảo vệ tế bào. Đây chính là loại gia vị đặc biệt có lợi cho phụ nữ trung niên trong việc nâng cao khả năng nhận thức của họ.

Uống nước gừng vào mùa đông sẽ đem lại ti tỉ lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách - Ảnh 3.

Cách làm một tách trà gừng hoàn hảo cho ngày đông lạnh

Thành phần

- 1 chảo bằng gốm sứ.

- 1 cốc nước.

- 4-6 lát mỏng gừng tươi.

- Mật ong nguyên chất.

Cách làm: Đun sôi nước trong chảo, cho thêm gừng thái lát vào và giảm lửa. Đun nhỏ âm ỉ trong vòng 10-15 phút. Sau đó tắt bếp, để cho đồ uống nguội bớt thì thêm chút mật ong và thưởng thức. Bạn nên uống vào buổi sáng, sau khi đã ăn sáng, không nên uống vào buổi tối.

Gừng - chất kháng viêm không thể thiếu vào mùa đông

Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), gừng là một vị thuốc quen thuộc trong Đông y, đồng thời là loại thuốc rẻ tiền có ngay trong nhà bạn.

"Gừng có tên gọi khác là sinh khương, can khương, bạch khương, hắc khương – tùy theo dạng khô hay tươi, màu trắng hay đen. Tùy từng loại gừng sẽ có tính chất khác nhau một chút. Trong Đông y, gừng tươi có vị cay, tính ấm, thơm, gừng khô có vị cay, tính nóng, thơm hắc", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.

Uống nước gừng vào mùa đông sẽ đem lại ti tỉ lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách - Ảnh 4.

Theo ông Minh, Đông y dùng gừng tươi để chữa cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, nhức đầu, đau đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc từ cua cá, chim thú nếu có độc, các loại thịt (trừ thịt lợn vì gừng kỵ thịt lợn) khi ăn vào cơ thể. Dùng 4-8 g sắc nước uống.

Gừng khô chữa đau bụng do lạnh, chướng bụng đầy hơi, thổ tả, chân tay lạnh, ho có đờm… Gừng đen (xao cháy gừng) chữa đau bụng lạnh, chân tay nhức mỏi, băng huyết. Tuy nhiên, phụ nữ có thai nên thận trọng khi sử dụng gừng. Tốt nhất là nên thảm khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định dùng hay không.

Trong khi đó, mật ong chứa 60-70% là glucose, ngoài ra còn có sacharose, muối vô cơ, axit hữu cơ, men tiêu hóa, chất béo… Mật ong vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh: tâm, tì, phế, vị, đại tràng. Lượng khuyến cáo mỗi ngày là 10-20g/ ngày.

"Mật ong là một loại thuốc bổ, giảm mật độ axit của dịch vị, làm axit dạ dày hoạt động bình thường. Nó có thể chữa được nhiều bệnh như viêm loét dạ dày, hành tá tràng, viêm gan, viêm túi mật, diệt vi trùng. Do đó, mật ong nguyên chất có tính kháng viêm cực mạnh", lương y Bùi Hồng Minh khẳng định.

Uống nước gừng vào mùa đông sẽ đem lại ti tỉ lợi ích sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng đúng cách - Ảnh 5.

Do đó, kết hợp gừng với mật ong đem lại nhiều lợi ích sức khỏe vào ngày lạnh. Vào mùa đông, nhiệt độ giảm mạnh, cơ thể không kịp thích ứng với thời tiết hoặc không mặc đủ ấm rất dễ bị suy giảm miễn dịch, kéo theo cảm cúm, cảm lạnh, các bệnh đường hô hấp, tiêu hóa… Dùng một cốc nước gừng mật ong nguyên chất sẽ giúp tăng cường khả năng kháng viêm, chống lại vi khuẩn, giúp cơ thể ấm hơn.

Ngoài ra, nếu bạn muốn giảm cân ngay trong mùa đông để chuẩn bị đón chào năm mới, đừng quên uống trà gừng mỗi ngày. Gừng chứa cả một nhà máy sinh nhiệt, có khả năng đốt cháy chất béo cực tốt, làm tăng tỷ lệ trao đổi chất, giảm sự thèm ăn. Phụ nữ bị đau bụng kinh cũng nên uống trà gừng nóng. Loại củ này được chuyên gia đánh giá là tốt hơn bất cứ loại thuốc giảm đau nào.

"Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng một số loại thuốc nhất định thì đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ. Việc sử dụng gừng khi đang uống thuốc có thể gây ra một phản ứng nhất định, không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, không được uống nước gừng buổi tối, trước khi đi ngủ vì đây là thời điểm dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Nếu cứ sử dụng sẽ làm dương khí bốc lên, ảnh hưởng quy luật sinh lý", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.



EmoticonEmoticon