Krtin Nithiyanandam là người giành chiến thắng của cuộc thi Google Science Fair năm 2015 nhờ phương pháp phát hiện sớm bệnh Alzheimer. Sau thành công đó, người được ví như thần đồng 16 tuổi tiếp tục sử dụng phòng thí nghiệm của trường để nghiên cứu liệu pháp chữa căn bệnh này. Bên cạnh đó, Krtin còn tìm hiểu thêm về cách chữa bệnh ung thư vú.
Theo Telegraph, khoảng 7.500 phụ nữ mỗi năm được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú âm tính với 3 thụ thể nội tiết, một loại bệnh mà không đáp ứng với thuốc điều trị. Loại ung thư vú này khó khăn để điều trị và nhiều khả năng tái phát hơn các loại ung thư vú khác.
Krtin Nithiyanandam. Ảnh: Geoff Pugh. |
Ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết nhiều khả năng xảy ra trước tuổi 40 hoặc 50, trong khi các bệnh ung thư vú khác thường xảy ra ở độ tuổi 60 trở lên. Loại ung thư này không thể được điều trị bằng thuốc ngăn chặn estrogen. Như vậy, các phương pháp điều trị duy nhất còn lại là phẫu thuật và thuốc hóa trị liệu chuẩn. Trong khi hóa trị có hiệu quả cho nhiều bệnh ung thư vú âm tính với ba thụ thể, một số loại có khả năng kháng thuốc hóa trị hoặc nhanh chóng tái phát sau khi hóa trị kết thúc.
Mới đây, thần đồng 16 tuổi tuyên bố rằng đã tìm ra phương pháp chữa căn bệnh này. "Phần lớn các loại ung thư đều có thụ thể trên bề mặt liên kết với các loại thuốc điều trị. Tuy nhiên, ung thư vú âm tính với thụ thể nội tiết không có thụ thể, dẫn đến tình trạng thuốc không có tác dụng”, Krtin nói.
Krtin muốn phát triển phương pháp điều trị dựa trên nguyên tắc đưa ung thư về giai đoạn có thể điều trị được. Theo nhà khoa học trẻ, chìa khóa chống lại căn bệnh này đó là protein ID4. Protein ID4 có khả năng ngăn chặn sự phân hoá của các tế bào gốc ung thư không biệt hóa (một hình thức giúp làm chậm quá trình tăng trưởng và nhân lên của các tế bào ác tính). Vì vậy, cần phải khoá ID4 để biệt hoá khối u.
Cậu cũng tìm ra phương pháp vô hiệu hóa các gen sản xuất protein ID4 nhằm đưa bệnh ung thư về giai đoạn ít nguy hiểm hơn. Thần đồng hy vọng những phát hiện này sẽ thu hút sự quan tâm của giới khoa học để dự án tiến xa hơn. Nếu thành công, đây sẽ là bước ngoặt quan trọng, đóng góp lớn cho y học thế giới.
Lê Nga
from Sức khỏe - VnExpress RSS http://ift.tt/2bL9MF3
EmoticonEmoticon