Thu sinh ra với vẻ bề ngoài là một bé gái xinh xắn, bộ phận sinh dục có đầy đủ môi lớn, môi bé, âm hộ… Vì thế, từ bé Thu được gia đình nuôi nấng, mặc quần áo như con gái. Lớn lên, ngoài bắp tay và vai hơi thô, cô gái có vẻ ngoài rất nữ tính, từ giọng nói, cử chỉ đến dáng đi.
Sự khác biệt thấy rõ nhất khi Thư đến tuổi dậy thì. Trong khi các bạn nữ cùng lớp phát triển phổng phao, ngực bắt đầu nhú lên, có kinh nguyệt thì cơ thể Thư không có sự thay đổi gì. Đợi chờ mãi đến năm 17 tuổi cô gái trẻ vẫn không một lần có kinh nguyệt. Người mẹ đưa con gái đến một bệnh viện tại TP HCM khám. Cả hai mẹ con đều sửng sốt khi nhận được kết quả khẳng định Thư mang nhiễm sắc thể XY.
“Lúc đó hai mẹ con chỉ biết ôm nhau mà khóc. Bác sĩ nói không có cách gì để khắc phục vì cháu đã trưởng thành”, người mẹ kể lại.
Từ khi biết được sự thật về giới tính của mình, cô gái trẻ trở nên sống khép kín, ngại tiếp xúc với bên ngoài. Thi đỗ vào trường trung cấp, sợ lộ sự thật về giới tính nên Thư không dám ở ký túc xá mà thuê nhà ở riêng một mình. Dù vậy, hai mẹ con vẫn không ngừng hy vọng và tìm kiếm giải pháp. Tìm hiểu biết Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội) có kỹ thuật tạo hình âm đạo, cô gái trẻ xin được tư vấn. Bước sang tuổi 21, mong muốn có một khởi đầu mới khi rời khỏi ghế trường là một người phụ nữ thực thụ, cô gái trẻ quyết định ra Hà Nội phẫu thuật.
Bác sĩ Phạm Thị Việt Dung, khoa Phẫu thuật Tạo hình, Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội), người trực tiếp tư vấn cho 2 mẹ con Thư cho biết, trường hợp của cô gái là lưỡng giới giả nam, cơ thể mang nhiễm sắc thể XY, bộ phận sinh dục có bề ngoài của nữ nhưng không có tử cung, buồng trứng, âm đạo mà có tinh hoàn ẩn.
Cuối tháng 8, cô gái đã được bệnh viện phẫu thuật tạo hình ngực bằng cách đặt túi ngực nhân tạo. Trước đó vào tháng 5, bệnh nhân đã được tạo hình âm đạo từ niêm mạc miệng. Niêm mạc miệng có tính chất mô học tương đồng với niêm mạc âm đạo, có khả năng tiết dịch nên dùng để tạo hình âm đạo thay vì dùng vạt da đùi hoặc bụng nhiều hạn chế như trước. Cô gái không thể có con nhưng có thể quan hệ tình dục như bình thường.
Theo bác sĩ Dung, lưỡng giới tính giả chia làm thành 2 loại: giả nam và giả nữ. Những trường hợp này tùy vào tâm lý, cấu tạo cơ thể, hoàn cảnh của bệnh nhân quen sống trong hình hài của nữ hay nam để quyết định chuyển thành nam hay nữ.
Đến nay khoa Phẫu thuật tạo hình đã tiếp nhận khoảng 20 trường hợp lưỡng tính giả như Thư, trong đó tỷ lệ chuyển thành nữ là 50/50.
Hà An
* Tên nhân vật đã được thay đổi
from Sức khỏe - VnExpress RSS http://ift.tt/2bRUD0k
EmoticonEmoticon