Vết thương khó liền ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại
PGS.TS Phan Toàn Thắng (Đại học Quốc gia Singapore), cho biết, vết thương khó liền ngày càng tăng về số lượng và phát triển thành vấn nạn lớn của y khoa cũng như y tế trên toàn thế giới. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng vết thương khó liền là do tăng dân số già và biến chứng của các bệnh nan y liên quan tới lão hoá như tiểu đường, tim mạch, thoái hoá thần kinh và ung thư.
PGS.TS Phan Toàn Thắng (Đại học Quốc gia Singapore), cho biết, vết thương khó liền ngày càng tăng về số lượng và phát triển thành vấn nạn lớn của y khoa cũng như y tế trên toàn thế giới.
Theo PGS.TS Phan Toàn Thắng, hàng năm, các quốc gia công nghiệp như Mỹ, Canada, EU, Nhật Bản phải chi ra hàng trăm tỷ USD để điều trị vết thương khó liền. Mỗi năm hơn 80.000 bệnh nhân bị vết thương khó liền phải cắt cụt chân tại Mỹ. Vết thương khó liền gây suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng cho bệnh nhân và thân nhân của họ. Họ nghiễm nhiên trở thành ngánh nặng kinh tế cho gia đình và xã hội.
"Việt Nam cũng không đứng ngoài vấn nạn vết thương khó liền do cùng chung xu hướng lão hoá dân số và tăng tỷ lệ các bệnh nan y nêu trên. Ngoài ra, Việt Nam còn có một số lượng lớn các vết thương khó điều trị do tai nạn và chấn thương", PGS.TS Phan Toàn Thắng khẳng định. Chưa dừng lại ở đó, công tác dự phòng và điều trị vết thương khó liền tại Việt Nam chưa được quan tâm đầu tư đúng mức cả về nhân lực, công nghệ và cơ sở vật chất hạ tầng.
Vết thương khó liền của một bệnh nhân cao tuổi bị bệnh tiểu đường, huyết áp bị được điều trị thành công bởi công nghệ tế bào gốc. (Ảnh: BS Phan Toàn Thắng)
Là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y học tái tạo, tiên phong trong công nghệ tế bào gốc, với hơn 20 năm thúc đẩy hợp tác y khoa Việt Nam -Singapore, BS Thắng cùng nhómn chuyên gia sẽ đưa đến cho bệnh nhân Việt Nam dịch vụ y khoa tiên tiến nhất dự phòng và điều trị các vết thương khó liền.
Điều trị vết thương khó liền bằng công nghệ tế bào gốc đem lại hi vọng mới cho người bệnh
"Bệnh nhân sẽ được tư vấn trực tuyến và tại chỗ bởi các chuyên gia y khoa hàng đầu về điều trị vết thương từ Singapore và từ các bệnh viện trong nước như Viện Bỏng Quốc Gia, Bệnh Viện Quân y 103, Bệnh Viện Việt Đức, Bệnh Viện Chợ Rẫy, Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Bệnh Viện Ung Thư, Viện Da Liễu Quốc Gia", chuyên gia cho biết.
Theo BS Thắng, bệnh nhân có vết thương khó liền sẽ được chăm sóc bởi đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng được đào tạo chuyên nghiệp tại Việt Nam và Singapore, cũng như các công nghệ tái tạo vết thương tiên tiến nhất hiện nay như công nghệ nano, công nghệ collagen/tế bào gốc, công nghệ vi sang chấn, áp lực âm, kết hợp y học phương đông và phương tây dựa trên nguyên lý y học tái tạo...
Thời gian tái tạo liền hoàn toàn vết thương khó liền nhờ ghép tế bào gốc sẽ dao động trong khoảng 3-9 tuần.
Trong trị liệu này, các dưỡng chất tái tạo chiết xuất từ tế bào gốc sẽ được dùng để bảo vệ vùng da lành xung quanh vết thương, kính thích vi tuần hoàn vùng vết thương khó liền.
Sau bao lâu tiến hành ghép TBG thì vết thương lành hoàn toàn? Theo BS Thắng, điều này còn tuỳ thuộc vào tình trạng vết thương như diện tích, độ nông sâu, thể trạng bệnh nhân... Tuy nhiên, thời gian tái tạo liền hoàn toàn sẽ dao động trong khoảng 3-9 tuần.
"Sau khi liền, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi, tư vấn chống tái phát. Bệnh nhân cần bỏ hút thuốc, nếu nghiện thuốc lá, cần có chế độ ăn và chăm sóc y khoa thích hợp nếu bị các bệnh như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ", BS Thắng nói.
"Tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tích cực triển khai công nghệ telemedicine tư vấn từ xa cho bệnh nhân, kết hợp với điều trị tại nhà góp phần giảm bất tiện do di chuyển, tiết kiệm thời gian và nhân lực cho bệnh nhân. Các bệnh nhân khó khăn kinh tế sẽ được hỗ trợ qua Chương trình từ thiện ‘Làm Dịu Vết Thương’", BS Thắng cho biết thêm.
Vết thương khó liền như biến chứng ở bệnh nhân tiểu đường có thể được khắc phục hoàn toàn nhờ ghép tế bào gốc.
Chi phí để tiến hành điều trị vết thương khó liền ở mức tương đối, bệnh nhân có thu nhập trung bình đều có thể sử dụng được. "Điều trị vết thương khó liền bằng tế bào gốc hiện nay gặp phải khó khăn lớn nhất là công nghệ tái tạo và phí chi trả cho dịch vụ này trong điều kiện kinh tế của bệnh nhân Việt Nam. Tuy nhiên 2 khó khăn này hiện nay đã không còn là thách thức lớn", PGS.TS Phan Toàn Thắng khẳng định.
EmoticonEmoticon