Có phải bạn là một trong số 60% người trưởng thành ngủ chung giường với chồng/vợ/người ấy của mình? Rất có khả năng, đây chính là nguyên nhân khiến chất lượng giấc ngủ của bạn bị suy giảm. Một nghiên cứu mới cho thấy, phần lớn người ngủ chung giường thực sự là yếu tố thúc đẩy nguy cơ tiềm ẩn gây mất ngủ cho người còn lại, chưa kể tới việc làm tăng mức độ lo âu và khiến những tình trạng hiện có thêm tồi tệ.
Cùng chung chăn gối với người khác có thể khiến cho bạn bị mắc một số chứng bệnh mà không hay biết.
Cụ thể, để kiểm tra mối liên hệ giữa những người bị chứng mất ngủ - một chứng bệnh cá nhân phổ biến ảnh hưởng tới khả năng ngủ của người mắc - và người ngủ chung giường với họ, các nhà khoa học đã đưa bảng câu hỏi cho 14 phụ nữ và 17 nam giới. Trong khi đó, nhóm tương ứng còn lại tham gia một thử nghiệm lâm sàng riêng biệt. Kết quả, bản thân những người này không gặp rắc rối gì về giấc ngủ. Trên thực tế, họ thường tạo ra những thay đổi để thích ứng với chứng mất ngủ của người mà mình yêu thương, bao gồm, thay đổi thói quen ngủ nghỉ, làm việc và thư giãn của mình.
Nhiều người cũng thú nhận rằng, họ cố gắng để "có ích" khi người kia phải đối mặt với những vấn đề về giấc ngủ. Mặc dù việc này được những người mất ngủ rất trân trọng nhưng nó lại dẫn tới kết cục làm tăng mức độ lo âu của người chung giường, trong mối tương quan với những người chọn giải pháp "mặc kệ".
Phần lớn người ngủ chung giường thực sự là yếu tố thúc đẩy nguy cơ tiềm ẩn gây mất ngủ cho người còn lại.
Ngoài ra, nghiên cứu trên cũng đưa ra kết luận rằng, những sự can thiệp đó đều không mang lại hiệu quả và thông thường đi ngược lại với những hướng dẫn về vệ sinh - giấc ngủ. Bản tóm tắt nghiên cứu có đoạn: "Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, 74% số người tham gia khuyến khích thời gian đi ngủ sớm hoặc thời gian thức dậy muộn - vốn xung đột trực tiếp với nguyên tắc về liệu pháp hành vi nhận thức trong điều trị chứng mất ngủ (CBT). 42% cũng khuyến khích làm những việc khác trên giường như đọc sách hay xem tivi và 33% ủng hộ những giấc ngủ ngắn, sử dụng caffeine hay giảm tần suất hoạt động vào ban ngày".
Trưởng nhóm nghiên cứu, Alex Mellor, cho biết: "Có thể những người chung giường đã vô tình nhiễm những triệu chứng mất ngủ ở người kia. Do đó, việc quan trọng là cần thu thập nhiều dữ liệu hơn nữa để xác định liệu các biện pháp điều trị mất ngủ có thể đem lại lợi ích tốt hơn cho bệnh nhân và người chung giường với họ thông qua việc đánh giá một cách chủ động và xác định hành vi của người chung giường trong các chương trình điều trị".
Có thể những người chung giường đã vô tình nhiễm những triệu chứng mất ngủ ở người kia.
Về chứng mất ngủ, đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ giữa việc thiếu ngủ với sức khỏe thể chất và tâm thần yếu kém. Tổ chức Sức khỏe Tâm thần cho biết: "Còn xa hơn cả một mối quan ngại thông thường, giấc ngủ nghèo nàn có thể tác động lớn lao tới trạng thái khỏe mạnh về tâm thần và cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bởi giấc ngủ đóng vai trò thiết yếu trong các mối quan hệ, tâm trạng và cả khả năng tập trung của mỗi người. Dữ liệu mới trong bản báo cáo về giấc ngủ Sleep Matters tiết lộ rằng, so với những người ngủ tốt, số người bị mất ngủ có nguy cơ gặp các rắc rối trong mối quan hệ cao gấp 4 lần, bị tụt dốc tâm trạng cao gấp 3 lần, bị thiếu tập trung trong ngày cao cấp 2 lần và bị thiếu hụt năng lượng cao gấp 2 lần".
Những người bị mất ngủ kinh niên thường được điều trị bằng liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Bệnh nhân được dậy không vào giường ngủ cho tới khi cảm thấy buồn ngủ, thức dậy vào cùng vào thời điểm mỗi ngày, chỉ sử dụng giường cho giấc ngủ và quan hệ tình dục, tránh các giấc ngủ ngắn. Ngoài ra, còn có việc loại bỏ đồ uống có cồn và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
(Theo: Netdoctor)
EmoticonEmoticon