Các nhà nghiên cứu tại Viện Tuổi thọ UCLA đã yêu cầu một nhóm người hạn chế lượng calo của họ trong 5 ngày/tháng và kéo dài trong 3 tháng. Chế độ ăn uống của họ được thiết kế để bắt chước kiểu ăn kiêng chỉ có nước là chủ yếu và họ được phép tiêu thụ 750 đến 1.100 calo mỗi ngày.
Kết thúc khoảng thời gian nghiên cứu, những người theo "chế độ ăn uống kiêng ăn bắt chước" (FMD - Fast Mimicking Diet) có huyết áp thấp hơn, lượng đường trong máu ổn định và mức độ cholesterol tốt hơn so với những người không ăn.
Chế độ ăn kiêng bắt chước yêu cầu hạn chế calo của bạn trong 5 ngày/tháng.
"Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cho thấy con người có thể đạt được những lợi ích sức khỏe đáng kể thông qua một chế độ ăn chay được thiết kế để ngăn ngừa quá trình lão hóa. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra một loạt các lợi ích sức khỏe của việc ăn kiêng trên đối tượng là chuột, nhưng đây là cuộc thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đầu tiên với đủ người tham gia. Nghiên cứu chứng minh rằng chế độ ăn uống hạn chế calo có tính khả thi, hiệu quả và an toàn cho con người", tiến sĩ Valter Longo, thành viên tham gia nghiên cứu, nói.
Tiến sĩ Longo, cùng với Tiến sĩ Min Wei và đồng nghiệp, cũng đã kiểm tra tác dụng của chế độ ăn uống giảm calo với các yếu tố nguy cơ khác nhau như bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư hoặc các bệnh khác.
FMD được coi là có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim và bệnh tiểu đường.
Một trăm người được mời tham gia thử nghiệm từ tháng 4/2013 đến tháng 7/2015. Những người tham gia có độ tuổi từ 20-70 tuổi, đều khỏe mạnh và được chia thành hai nhóm.
Nhóm đầu tiên, nhóm kiểm soát, được yêu cầu tiếp tục thói quen ăn uống bình thường của họ trong ba tháng.
Mọi người trong nhóm thứ hai được đề nghị áp dụng chế độ ăn kiêng bắt chước với thức ăn được cung cấp bởi các công ty dinh dưỡng L-Nutra và cũng trong thời gian 3 tháng. Các bữa ăn theo chế độ ăn kiêng bắt chước được tính toán chính xác tỉ lệ protein, chất béo và carbohydrate.
Các bữa ăn theo chế độ ăn kiêng bắt chước được tính toán chính xác tỉ lệ protein, chất béo và carbohydrate.
Sau ba tháng, các thành viên trong nhóm kiểm soát được chuyển vào chế độ ăn uống đặc biệt.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia vào chế độ ăn uống kiêng ăn bắt chước giảm trung bình khoảng 2,7kg, vòng eo của họ cũng giảm 5cm, huyết áp tâm thu giảm 4,5 mmHg, huyết áp tâm trương giảm xuống 3,1 mmHg. Họ cũng có nguy cơ ung thư thấp hơn vì hầu hết trong số họ có mức độ IGF-1 giảm (IGF-1 - Insulin-like Growth Factor 1 - các yếu tố sinh trưởng tương tự insulin).
Tuy nhiên, họ gặp một vài tác dụng phụ nhẹ, bao gồm mệt mỏi, suy nhược và đau đầu.
Tiến sĩ Wei và Longo nói rằng trong khi "đại đa số" người tham gia đã có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đối với các bệnh như tiểu đường, bệnh tim hay ung thư nên các thử nghiệm của FDA sẽ là cần thiết để chứng minh liệu việc ăn chay theo định kì như thế nào có hiệu quả trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh hay không.
Ttiến sĩ Valter Longo là một trong những người tham gia nghiên cứu về FMD.
Tiến sĩ Joseph Antoun, Giám đốc điều hành của công ty L-Nutra, nói với Reuters Health rằng chế độ ăn này được dự định dành cho những người muốn khỏe mạnh và hạnh phúc hơn, những người thừa cân hoặc béo phì muốn giảm cân hay kiểm soát cân nặng dễ dàng và khỏe mạnh, và những người có có các chỉ số sinh học bất thường liên quan đến lão hóa và các bệnh do tuổi tác.
Tiến sĩ Antoun cũng thừa nhận rằng nếu bạn mắc các bệnh thông thường liên quan tới béo phì và thừa cân như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, ung thư thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu muốn áp dụng chế độ ăn này. Trẻ em dưới 18 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên áp dụng. Và nó cũng không phải dành những người bị bệnh chuyển hóa, gan hoặc thận vì có thể bị ảnh hưởng bởi lượng glucose và protein thấp hơn so với các chế độ ăn uống khác.
Tuy nhiên chế độ ăn này vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi khuyến khích mọi người sử dụng.
Hơn thế nữa, tiến sĩ Antoun cũng nhắc nhở thêm rằng, nếu áp dụng chế độ ăn uống này thì không bao giờ được kết hợp với các thuốc hạ đường huyết như metformin hoặc insulin.
Chuyên gia dinh dưỡng Ashlea Braun của Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio ở Columbus đã chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu đã so sánh chế độ ăn uống kiêng ăn bắt chước này với chế độ ăn uống bình thường của học viên. Vì vậy, vẫn chưa thể biết liệu nó có chống lại các chế độ ăn kiêng khác đã được chứng minh trước đó như Địa Trung Hải hay Dash hay không. Cô Ashlea Braun cũng không chắc chắn về việc liệu chế độ ăn kiêng bắt chước có đáp ứng yêu cầu về vi chất dinh dưỡng và có ảnh hưởng đến khối lượng cơ bắp cũng như các chỉ số khác của sức khỏe về lâu dài hay không.
"Chính vì vậy, mặc dù có những bằng chứng cho thấy kiểu ăn kiêng tương đối khắc nghiệt này có thể giúp một số người thay đổi lối sống nhưng nó vẫn cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi khuyến khích mọi người sử dụng", Ashlea Braun kết luận.
Chế độ ăn chay bắt chước như thế nào?
Trong thử nghiệm của UCLA, những người thực hiện "chế độ ăn uống kiêng ăn bắt chước" sẽ ăn thực phẩm được cung cấp bởi công ty dinh dưỡng L-Nutra.
Họ phải hạn chế lượng calo vào cơ thể trong 5 ngày/tháng. Trong 5 ngày đó, mỗi ngày chỉ tiêu thụ 750-1,100 calo, tức là lượng carbohydrate và protein cũng bị hạn chế và bổ sung một lượng lớn chất béo tốt.
Nhóm thực phẩm của họ sẽ bao gồm các thanh năng lượng, súp, một loạt các món ăn nhẹ, đồ uống và chất bổ sung. Các thành phần thực vật bao gồm rau quả, các loại hạt, hạt, sô cô la đen, các loại trà thảo dược và dầu ô liu.
(Nguồn: DailyMail)
EmoticonEmoticon