Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Tin Sức Khỏe Bỏ đói ung thư - một liệu pháp chữa trị ung thư được các nhà khoa học quan tâm

Theo quan niệm của các nhà khoa học, trị liệu ung thư hiệu quả hơn nhiều so với những biện pháp y học khác như ăn chay, đông y hay cấy ghép tế bào. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây tại Úc, các nhà khoa học cho rằng vẫn còn những phương pháp hiệu quả hơn xạ trị trong việc điều trị ung thư mà ít gây tác động tiêu cực tới cơ thể.

Bỏ đói ung thư - một liệu pháp chữa trị ung thư được các nhà khoa học quan tâm - Ảnh 1.

Veronique Chachay, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực y khoa tại Viện nghiên cứu Brisbane có trụ sở tại Đại học Queensland, Australia cho biết, ý tưởng "bỏ đói" khối u để chúng tự tiêu hủy là một trong những ý tưởng tiềm năng nhất. Nghiên cứu còn có sự tham gia của nhóm các nhà khoa học đến từ Trung tâm Y tế Đại học Leiden của Hà Lan.

Tiến sĩ Chachay cho biết, những khối u thường được nuôi dưỡng bằng gluco, loại đường phổ biến trong cơ thể. Đây là nguồn gốc giúp chúng tự hình thành khả năng miễn dịch, kháng thuốc, phát triển chống các phương pháp hóa trị.

Dưới điều kiện bị cắt giảm gluco, các tế bào ung thư sẽ bị "đói" và dễ dàng bị hạ gục. Trong vòng hai thập kỉ vừa qua, các nghiên cứu trên động vật đã chứng tỏ điều này. Việc giảm thiểu lượng calo tiếp nhận đã đẩy mạnh cơ hội cho các tế bào bạch cầu tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ưu điểm vượt trội

Không chỉ hiệu quả trong việc tiêu diệt các tế bào không mong muốn, liệu pháp này còn hạn chế tối đa những tác dụng phụ lên cơ thể. Những nghiên cứu từ Trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering cho thấy, bỏ đói ung thư sở hữu ít tác dụng phụ hơn nhiều so với hóa trị liệu. Khi tiến hành hóa trị, chúng ta vô tình làm nhiễm độc cả những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Với biện pháp mới này, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung chủ yếu vào khối u mà không gây ảnh hưởng tới những tế bào lân cận.

Bỏ đói ung thư - một liệu pháp chữa trị ung thư được các nhà khoa học quan tâm - Ảnh 2.

Những thử nghiệm thực tế

Những nghiên cứu về tế bào ung thư đã được công bố lần đầu từ những năm 1950 bởi tiến sĩ y khoa người Đức Otto Warburg. Trong nghiên cứu của mình, ông cho biết, các khối u phần lớn lấy năng lượng từ gluco để tồn tại và phát triển. Ngoài đường gluco, chúng không thể sử dụng năng lượng lấy từ các loại axit béo khác. Ý tưởng bỏ đói khối u đã phần nào hình thành từ thời điểm đó và đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý gần đây khi phương pháp hóa trị và xạ trị càng ngày gây nhiều tác động tới sức khỏe người bệnh.

Trong một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Hà Lan, phương pháp nhịn ăn đã được thử nghiệm và nhận được nhiều kết quả tích cực. Theo như nghiên cứu, những bệnh nhân ung thư vú tham gia thử nghiệm được yêu cầu nhịn ăn trong vòng 24 giờ. So sánh kết quả với một nhóm trị liệu hóa trị khác, các nhà khoa học ghi nhận nhóm nhịn ăn có những thay đổi tích cực hơn hẳn. Nghiên cứu cũng lưu ý bệnh nhân có thể tùy ý uống nước trong quá trình điều trị này.

Những điểm chưa hoàn thiện

Tuy sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, các chuyên gia y khoa vẫn lo ngại về vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân. Một số nhà nghiên cứu từ Trung tâm ung bướu Anderson –Texas (Mỹ) bày tỏ quan điểm: Việc hạn chế gluco và calo tuy có tác dụng giảm sự phát triển và tiêu diệt khối u nhưng cũng gây ra sụt cân nghiêm trọng. Nếu kéo dài, tình trạng này sẽ để lại những hệ quả rõ rệt về sức khỏe.

Bỏ đói ung thư - một liệu pháp chữa trị ung thư được các nhà khoa học quan tâm - Ảnh 3.

Nhiều chuyên gia y khoa cho rằng, tập trung vào điều trị theo từng khoảng thời gian ngắn sẽ cho hiệu quả lớn nhất khi vừa có thể hạn chế sự phát triển các tế bào ung thư vừa không đòi hỏi các bệnh nhân phải nhịn ăn trong một khoảng thời gian dài.

Nhiều nghiên cứu sẽ cần được tiến hành để xác định chính xác hiệu quả cũng như lập phác đồ điều trị chi tiết của phương pháp này trong tương lai, tuy nhiên, các chuyên gia vẫn tin tưởng vào triển vọng của phương án này.

(Nguồn: Newsmax)



EmoticonEmoticon