Hoa Đà được coi là một trong những danh y cổ đại hàng đầu thế giới và là một trong những ông tổ của Đông y. Thậm chí người ta còn tôn sùng ông là thần y vì những cống hiến vô cùng quý giá mà ông đã để lại và tạo nền tảng cho thế hệ sau.
Bức họa Thần y Hoa Đà (Ảnh: Internet)
Không chỉ có những phát minh y học đi trước các nước phương Tây hơn 1000 năm, Hoa Đà còn chú ý rất nhiều đến việc dưỡng sinh, bảo vệ sức khỏe bằng những đúc kết từ kinh nghiệm chữa bệnh của mình. Trong số những lời khuyên dưỡng sinh quý giá của ông, giấc ngủ được coi là một trong những hoạt động quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mỗi người. Chính vì vậy mà ông đã để lại 4 lời khuyên quý giá về giấc ngủ mà hàng ngàn năm sau mọi người đều phải bội phục vì quá chính xác và khoa học.
Lời khuyên đầu: Phải ngủ trước giờ Tý (giờ Tý bắt đầu lúc 11 giờ đêm và kết thúc lúc 1 giờ sáng)
Trong khái niệm của Thiếu Lâm tự, ngủ là một trong những việc lớn của đời người. Những người thức đêm lâu năm, cho dù là nam hay nữ đều sẽ bị tổn thương gan, lâu ngày thận sẽ yếu cuối cùng biến thành cơ thể suy nhược, gầy gò ốm yếu xanh xao. Cho dù có dùng thực phẩm dinh dưỡng, rèn luyện thân thể hàng ngày cũng không thể bù đắp lại những thương tổn do thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon giấc mang lại.
(Ảnh: Internet)
Sáng dậy sớm thế nào cũng không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ. Thiếu ngủ hay ngủ không ngon sẽ khiến tinh thần mệt mỏi, hoảng hốt, nội tạng bị tổn thương, mắt cũng chịu ảnh hưởng mà yếu dần lại dễ bị trầm cảm. Đừng bao giờ nghĩ giấc ngủ tối có thể bù lại vào ban ngày mà chủ quan coi thường việc đi ngủ sớm. Thương tổn được hình thành ngay trong đêm không ngủ, ngủ bao nhiêu giấc cũng không thể bù lại được.
Lời khuyên thứ hai: Để đầu óc thanh thản khi ngủ
Trạng thái ngủ lý tưởng nhất là từ từ chìm sâu vào giấc ngủ , lúc đầu óc hoàn toàn thanh tịnh, không bị quấy rầy bởi những lo lắng hay suy tư lung tung.
Có nhiều người mắc chứng mất ngủ vì suy nghĩ quá nhiều. Lúc này đừng cố ép bản thân phải đi vào giấc ngủ khiến đầu óc căng thẳng càng khó ngủ hơn. Phương pháp tốt nhất là nên ngồi một lát rồi mới nằm xuống ngủ tiếp.
Thực tế trong thời hiện đại này, để ngủ được trước 11 giờ tối thì biện pháp tốt nhất là nằm trên giường, gạt bỏ hết mọi lo lắng suy tư trong đầu, để mọi suy nghĩ từ từ lắng lại thì mới cảm thấy buồn ngủ. Nếu như vì nhiều nguyên nhân mà vẫn không ngủ được thì có thể ngồi xếp bằng trên giường hoặc ngồi trong tư thế thiền, hai tay đặt trên đùi, từ từ hít thở. Khi nào cảm thấy buồn ngủ thì nằm xuống.
Lời khuyên thứ ba: Nên ngủ một giấc ngắn hoặc nghỉ ngơi vào buổi trưa (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều)
Nếu như điều kiện không cho phép không thể nằm xuống để ngủ thì có thể lựa chọn ngồi ở một nơi yên tĩnh, nhắm mắt dưỡng thần. Ngủ trưa cũng chỉ cần 3 phút là đã tương đương với 2 tiếng đồng hồ, tuy nhiên ngủ vào lúc giữa trưa mới tốt nhất.
Ngủ trưa cũng chỉ cần 3 phút là đã tương đương với 2 tiếng đồng hồ, tuy nhiên ngủ vào lúc giữa trưa mới tốt nhất. (Ảnh: Internet)
Lời khuyên thứ tư: Nên dậy sớm
Một ngày của các nhà sư thường bắt đầu một ngày mới từ rất sớm, cho dù là mùa đông lạnh giá họ cũng sẽ dậy trước 6 giờ sáng. Các mùa còn lại sẽ dậy trước 5 giờ. Đối với dưỡng sinh mà nói, dậy sớm sẽ rất có lợi việc trao đổi chất của cơ thể sau một đêm dài nghỉ ngơi.
Sáng sớm không khí cũng được thanh lọc sạch sẽ, lúc này hít thở khí trời sẽ tống các chất bẩn ra ngoài cơ thể. Nếu rời giường quá trễ, ruột già không có đủ thời gian hoạt động sẽ ảnh hưởng đến chức năng bài tiết. Trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ là lúc hệ tiêu hóa hoạt động và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất. Vì vậy đừng nên có thói quen ngủ nướng, những triệu chứng như đâu đầu, chóng mặt một phần là do ngủ nhiều mà nên.
(Nguồn: huatuowenhua)
EmoticonEmoticon