Thứ Năm, 3 tháng 11, 2016

Tin Sức Khỏe Lạm dụng TPCN thay thế thuốc trị viêm mũi, xoang - Từ góc nhìn chuyên gia

Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị Tai Mũi Họng Toàn Quốc lần thứ XIX, việc lạm dụng thực phẩm chức năng thay thế cho thuốc chữa bệnh mới là “vấn đề” khiến cho việc điều trị viêm xoang – mũi của người bệnh trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tại Hội Nghị lần này, bên cạnh các chuyên đề về chuyên khoa Tai mũi họng – Phẫu thuật đầu cổ được trình bày và thảo luận như Mũi xoang; Tai, Tai – Thần kinh; Khối u và phẫu thuật đầu cổ; Tai mũi họng trẻ em; Họng – Thanh quản; Thính học; Miễn dịch – Dị ứng…, Hội nghị còn dành nhiều thời gian để trao đổi cùng PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn - Chủ Tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội & Các tỉnh phía Bắc về xu hướng sử dụng điều trị viêm mũi xoang  hiện nay bằng thuốc thảo dược từ đó đưa ra những khuyến cáo lựa chọn đúng thuốc trong điều trị bệnh viêm mũi xoang.

Hội nghị Tai Mũi Họng toàn quốc 2016

Theo đó, PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn nhận định: Viêm mũi, xoang là bệnh đường hô hấp thường gặp nhất, gây khó chịu nhất và cực nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, để nhanh khỏi, không ít bệnh nhân đã tìm đến các loại TPCN để chữa bệnh bởi đa số được quảng cáo là điều trị hiệu quả và dễ dàng mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào. Tuy nhiên, đây cũng chính là sự nhầm lẫn “tai hại” nhất giữa thuốc và TPCN mà người tiêu dùng đang mắc phải.

PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn khuyến cáo. Việc “hiểu lầm” TPCN có hiệu quả điều trị như thuốc và sử dụng thay thế thuốc đang thực sự gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: Tình trạng bệnh gần như không cải thiện (TPCN chỉ có tác dụng hỗ trợ), chi phí điều trị tốn kém… Đặc biệt với những bệnh có tính chất dai dẳng, mạn tính như viêm mũi xoang, TPCN càng không thể có tác dụng điều trị bệnh như thuốc. Việc lạm dụng thay thế thuốc chữa bệnh chỉ khiến bệnh trở nên nặng hơn và khó điều trị dứt điểm về sau

Do đó, để tránh tình trạng này, người bệnh cần phải phân biệt rõ: “thuốc chữa bệnh” và TPCN bằng cách nắm rõ: Thuốc phải trải qua quá trình nghiên cứu lâm sàng và kiểm nghiệm khắt khe trong thời gian dài; được chứng nhận lưu hành khi đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về thuốc do Bộ Y tế ban hành, dưới sự quản lý của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế.

Còn đối với TPCN, việc nghiên cứu và kiểm nghiệm chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu các hoạt chất có tác dụng chính tạo nên công dụng của sản phẩm. TPCN sản xuất và lưu hành dưới sự quản lý của Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm - Bộ Y tế theo tiêu chuẩn thực phẩm, luật thực phẩm và TPCN không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

PGS. TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc  trao đổi thông tin tại hội nghị

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Sơn cho rằng: Để tốt nhất trong việc điều trị, ngay khi bệnh khởi phát, người bệnh cần theo dõi các triệu chứng và đi khám càng sớm càng tốt để bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng tư vấn liệu trình điều trị thích hợp. Không nên sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, thương hiệu không uy tín. Chỉ nên sử dụng thuốc đã được nghiên cứu lâm sàng và được sử dụng điều trị tại các bệnh viện lớn.

Bệnh nhân cũng cần tuân thủ đầy đủ liệu trình, không tự ý tăng hay giảm liều lượng thuốc, không được thay thế thuốc này bằng thuốc khác khi chưa có chỉ định.

Người bệnh viêm mũi, xoang ở giai đoạn cấp tính (đau nhức dữ dội, chảy dịch màu xanh vàng hôi tanh, sốt) có thể sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp với thuốc thảo dược từ 3 - 5 ngày. Việc sử dụng song song thuốc thảo dược – và thuốc tân dược nâng cao hiệu quả hiệp đồng điều trị của thuốc, giảm số liều dùng và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc tây. Sau đó, bệnh nhân nên tiếp tục sử dụng thuốc thảo dược từ 7 - 10 ngày để điều trị triệt để, tránh nguy cơ chuyển sang mạn tính.

Đối với người bị viêm mũi, xoang mạn tính, khi bệnh tái phát cần điều trị thuốc thảo dược từ 1 đến 2 tháng trước khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng. Những người có cơ địa sức đề kháng yếu hoặc dị ứng cũng cần dùng một đợt thuốc thảo dược 2 đến 4 tuần để điều trị từ gốc.

Ngoài ra, sau mỗi đợt điều trị tấn công từ 2 - 3 tháng hoặc thời gian giao mùa, người bệnh cũng nên uống một đợt dự phòng trong khoảng 1 tháng để tránh nguy cơ tái phát.



EmoticonEmoticon