Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

Tin Sức Khỏe Giải đáp thắc mắc về độ dài âm đạo ở mỗi người phụ nữ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản?

Chào bác sĩ. Em năm nay 22 tuổi, đã có người yêu nhưng chưa hề "đi quá giới hạn". Chúng em cũng xác định chuyện tình cảm lâu dài và kết hôn. Nhưng nghĩ đến chuyện này em lại cảm thấy lo lắng vì bản thân chỉ cao 1m45, dáng người thấp bé. Điều em băn khoăn là không biết phụ nữ cao và thấp có cấu tạo cơ quan sinh dục/sinh sản khác nhau hay không. Nếu em thấp như thế này thì âm đạo có bị ngắn không, có ảnh hưởng gì đến khả năng có con sau này không? Em thấy nhiều người thấp nhưng vẫn có bầu nên cũng có chút hi vọng. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Huyền Trang)

Trả lời:

Bạn Huyền Trang thân mến!

Trước hết, phải nói với bạn rằng, khả năng sinh sản của người phụ nữ không lệ thuộc vào chiều cao của người đó và về mặt cấu tạo sinh học thì cơ quan sinh dục/sinh sản của người phụ nữ là như nhau (trừ những trường hợp bị dị tật hoặc có những bất thường do bẩm sinh). Vậy nên bạn không cần lo lắng quá về chuyện mình thấp bé nên khó mang thai, sinh con.

thấp bé sẽ khó có con

Về mặt cấu tạo sinh học thì cơ quan sinh sản của người phụ nữ là như nhau và khả năng có con không lệ thuộc vào chiều cao của bạn.

Còn về cấu tạo của âm đạo thì bạn cần biết rằng trong bộ phận sinh dục nữ, âm đạo là một ống rỗng, thành ống là lớp niêm mạc. Âm đạo được cấu tạo bởi các múi cơ nên có thể giãn nở, co thắt phù hợp trong những trường hợp cần thiết, ví dụ như quan hệ tình dục hoặc sinh con. Ở trạng thái bình thường, âm đạo có độ dài 8-10cm, khi bị kích thích có thể sâu tới 11cm. Độ rộng của cơ quan này cũng có thể thay đổi theo từng thời điểm. Phụ nữ khi chưa quan hệ tình dục thường nhỏ hơn 1,5cm. Khi sinh nở có thể giãn tới 10cm và thông thường là 2,3cm. Nhờ vào khả năng giãn nở này mà âm đạo có thể giãn đủ rộng để cho một đứa trẻ chui ra theo đường sinh thường. 

Vậy nên, nếu bạn khỏe mạnh, cấu tạo hệ sinh dục bình thường thì hoàn toàn không cần lo đến chuyện sinh con sau này. 

Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, cấu tạo cơ quan sinh sản bình thường không có nghĩa là bạn không có vấn đề gì về khả năng sinh sản. Nếu có dị tật ở cơ quan sinh sản, khả năng có thai của người phụ nữ sẽ giảm xuống. Thế nhưng, ngay cả khi cấu tạo cơ quan sinh sản hoàn toàn bình thường, nhưng nếu có bất thường về nội tiết, cơ chế rụng trứng, chất lượng trứng hay môi trường âm đạo thì khả năng hiếm muộn, khó có con vẫn có thể xảy ra.

Vì vậy, nếu bạn chú ý hơn đến sức khỏe của mình bằng cách đi khám phụ khoa định kì hoặc khi có những biểu hiện lạ ở cơ thể, đặc biệt là ở "vùng kín", kể cả vấn đề kinh nguyệt. Điều này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn.

Chúc bạn vui khỏe!

Nếu có thắc mắc muốn được giải đáp liên quan đến các vấn đề sức khỏe sinh sản, sức khỏe giới tính, tình dục... bạn có thể gửi câu hỏi về cho chúng tôi tại email:suckhoe@afamily.vn.



EmoticonEmoticon