Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Tin Sức Khỏe Bác sĩ kiên quyết từ chối cho bệnh nhân về chờ chết

Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng rất nặng, phải thở máy. Người bệnh lại không có bảo hiểm y tế, chi phí điều trị tốn kém, nhiều lần gia đình có ý định xin cho bệnh nhân về.

bac-si-kien-quyet-tu-choi-cho-benh-nhan-ve-cho-chet

Bệnh nhân bị rắn cắn ở Nam Định đã rút được máy thở. Ảnh: M.T.

Tuy nhiên, xác định cho bệnh nhân về nhà thì chỉ có con đường chết; trong khi vẫn còn cơ hội cứu sống được. Vì thế, các bác sĩ đã động viên gia đình để người bệnh ở lại điều trị, đồng thời kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. Đến nay sau hơn một tháng điều trị tích cực, người bệnh đã tỉnh táo, rút được máy thở và đang tiến triển tốt.

Rắn cạp nia thuộc loài cực độc, thân có vằn đen - trắng, nanh nhỏ, vết cắn khó nhận ra. Khi bị cắn, nạn nhân bị liệt cơ kéo dài 2-4 tuần. Nhiều người thậm chí không biết mình bị rắn độc cắn, không đến viện kịp nên tử vong.

bac-si-kien-quyet-tu-choi-cho-benh-nhan-ve-cho-chet-1

Bệnh nhân được gia đình ngộ độc nấm tặng lại 50 triệu đồng tiền ủng hộ thừa của cộng đồng. Ảnh: M.T.

Trung tâm Chống độc cũng đang điều trị cho 5 bệnh nhân khác bị rắn độc cắn, một người rất nặng phải thở máy. Đó là bệnh nhân nam 39 tuổi ở Lục Ngạn, Bắc Giang, đang đi làm đồng thì bị rắn cặp nia cắn. Do chủ quan, anh không đến cơ sở y tế kịp thời, khi thấy tức ngực, khó thở mới vào viện thì đã muộn. Sau hơn một tháng điều trị tích cực, tình trạng bệnh của anh vẫn rất nặng, não bị tổn thương, nguy cơ tử vong rất cao.

Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khuyến cáo hè sắp đến là thời điểm rắn sinh sôi, phát triển. Một tháng gần đây, hầu như ngày nào cũng có bệnh nhân bị rắn cắn nhập viện.

Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, khi bị rắn độc cắn, người bệnh cần rửa vết thương, cởi bỏ đồ trang sức ở chi bị cắn tránh gây chèn ép khi chi sưng nề. Không để bệnh nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp, sau đó nhanh chóng tới bệnh viện để điều trị.

Những trường hợp bị rắn độc cắn thường phải điều trị dài ngày, chi phí đắt đỏ, trung bình khoảng 300-500 triệu đồng. Đó là số tiền không nhỏ, nhất là khi họ không có thẻ bảo hiểm y tế (nếu có được hỗ trợ chi trả tối thiểu 80%).

Nam Phương



from Sức khỏe - VnExpress RSS http://ift.tt/2oIl1of


EmoticonEmoticon