Mẹ nào cũng muốn con đạt chuẩn cân nặng, coi đây là thước đo quá trình phát triển của con. Theo bác sĩ dinh dưỡng Nguyễn Quỳnh Nga, không khó để biểu đồ cân nặng của bé tăng đều hàng tháng theo chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Kiên trì áp dụng những nguyên tắc dưới đây, mẹ sẽ thấy con ăn ngon miệng hơn, cải thiện cân nặng và khỏe mạnh.
Chế độ ăn 4 nhóm chất
Trẻ nhỏ cần nhiều dưỡng chất để phát triển toàn diện thể lực lẫn trí lực trong những năm đầu đời. Do đó, chế độ ăn hợp lý cùng thực đơn đa dạng là điều mẹ phải ưu tiên hàng đầu. Khẩu phần mỗi bữa cần đầy đủ và cân đối 4 nhóm thực phẩm, bởi mỗi nhóm cung cấp những dưỡng chất nhất định.
Nhóm bột đường gồm cơm, cháo, bún, phở, mì, nui, ngũ cốc, khoai củ… Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, các loại đậu… Chất béo lấy từ các loại dầu thực vật, mỡ động vật, bơ… Chất xơ có nhiều trong rau củ, trái cây…
Bữa ăn của bé cần đủ 4 nhóm thực phẩm. |
Bác sĩ Nga lưu ý, việc chuyển đổi đa dạng các nhóm chất trong một bữa ăn, không chỉ giúp trẻ ngon miệng hơn, mà còn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển cân đối. Nếu bé biếng ăn, mẹ có thể rủ con vào bếp, trang trí món ăn cầu kỳ bắt mắt, chế biến món khoái khẩu và bổ dưỡng chiều lòng bé. Có những giai đoạn bé chán ăn sinh lý, mẹ đừng nản lòng mà nấu nướng qua loa. Bé càng ghét bữa ăn, mẹ càng phải nỗ lực nấu thật ngon, thật đẹp, đủ 4 nhóm chất. Mẹ có công, bé sẽ không phụ.
Bổ sung 500ml sữa mỗi ngày
Mẹ có thể cho bé uống thêm 500ml sữa công thức Cô gái Hà Lan Khám phá vào các bữa phụ để tăng dưỡng chất. Ảnh: Vnnbuzz. |
Sữa là thực phẩm nguồn gốc động vật, chứa đầy đủ các nhóm dưỡng chất như đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, giúp trẻ tăng trưởng cân nặng và chiều cao. Nghiên cứu mới đây của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy, 95% trẻ uống sữa mỗi ngày dễ đạt chuẩn cân nặng của WHO sau 3 tháng. Bác sĩ Nga khuyên, ngoài 3 bữa ăn chính, mẹ nên cho bé uống thêm 500ml sữa mỗi ngày vào các bữa phụ, nhằm bổ sung vi chất, bắt kịp biểu đồ tăng trưởng theo tuổi.
Tăng cường vận động
Trẻ em thường hiếu động, hay nô đùa chạy nhảy. Mẹ nên tận dụng sở thích này để khuyến khích bé vận động với cường độ phù hợp, hỗ trợ phát triển thể chất và trí tuệ. Các hoạt động thể chất tương thích với độ tuổi giúp bé ngủ ngon và sâu hơn, quá trình chuyển hóa và trao đổi chất nhờ đó mà diễn ra tốt hơn. Ngoài ra, việc tiêu hao năng lượng cũng giúp bé hào hứng, thèm ăn và ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu dưỡng chất và cải thiện cân nặng.
Vận động giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ sâu giấc hơn. Ảnh: Vnnbuzz. |
Ngủ sớm và đủ giấc
Giấc ngủ sớm, trước 22h tối rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây là thời điểm cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng mạnh mẽ nhất. Ngủ cũng giống như quá trình "sạc pin" cho não, giấc ngủ đủ và sâu giúp trẻ linh hoạt hơn khi thức dậy, khiến các tế bào bạch cầu chống bệnh hoạt động tốt hơn. Do đó, mẹ nên tạo cho bé thói quen đi ngủ sớm và đủ giấc. Ngoài ra, nên rèn thêm ngủ trưa để tạo “khoảng lặng” nghỉ ngơi giữa ngày, để bé hồi phục năng lượng do vui chơi và vận động, đảm bảo sức khỏe và qua đó cải thiện cân nặng.
Tinh thần thoải mái
Không gian sống thoải mái, tinh thần vui tươi sẽ giúp bé có thêm hứng khởi mỗi khi ngồi vào bàn ăn. Mẹ có thể trồng thêm cây xanh, thường xuyên lau dọn nhà cửa, sắp xếp đồ đạc ngăn nắp… để ngôi nhà thông thoáng, sạch sẽ. Bé nên cùng ngồi ăn với gia đình, lắng nghe những lời khen ngợi khuyến khích của bố mẹ, thay vì câu trách mắng ép ăn. Stress không làm bé ăn nhiều và hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Cũng giống như người lớn, trẻ cần có động lực để ăn ngon, ăn vui hơn.
An San
from Sức khỏe - VnExpress RSS http://ift.tt/2bBrp7T
EmoticonEmoticon